Hai thỏa thuận lịch sử với Liên minh châu Âu: Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) cũng giúp tăng thêm hưng phấn cho thị trường chứng khoán (TTCK) Việt sau một phiên đổ dốc mất 2,2 tỷ USD trong tuần trước.

Ngay đầu phiên giao dịch đầu tháng 7, chỉ số VN-Index dễ dàng vượt mốc 960 điểm và hiện vẫn đang xoay quanh ngưỡng nay sau khi giới đầu tư đón nhận một loạt thông tin tích cực như căng thẳng Mỹ - Trung hạ nhiệt, EVFTA chính thức ký kết, quan hệ Mỹ-Triều ngày càng tốt đẹp…

Nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, dệt may, khu công nghiệp, dầu khí… đồng loạt tăng điểm với những gương mặt nổi bật như bộ 3 Vinhomes, Vingroup, Vincom Retail của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng; Thế giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài; Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang; Vàng bạc đá quý Phú Nhuận của bà Cao Thị Ngọc Dung; FPT của ông Trương Gia Bình; Petrolimex; Vietcombank, Vietinbank, Vietnam Airlines…

Nhóm dầu khí nổi với sau khi giá dầu thế giới tăng. Hàng loạt các cổ phiếu như GAS, PVC, PVD, PVS… tăng mạnh.

Chỉ số VN-Index kết thúc buổi sáng tăng 9,48 điểm lên gần 960 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản không cao, vẫn ở mức trung bình so với các phiên trước đó. 

{keywords}
VN-Index tăng mạnh trở lại.

Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu xây dựng và vật liệu xây dựng giảm điểm.

Dòng tiền mua áp đảo dòng bán trong bối cảnh tâm lý trên thị trường được cải thiện và khởi sắc. Tâm lý chung trên thị trường là tích cực sau khi thị trường tài chính thế giới khởi sắc trở lại. Bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí nối lại đàm phán thương mại, không áp thêm thuế trong thời gian đàm phán. Washington cũng xóa bỏ các hạn chế đối với tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei.

Ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ghi dấu lịch sử với việc trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân lên đất Triều Tiên và gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở khu phi quân sự chia tách với Hàn Quốc.

Các thông tin này đã ngay lập tức lập tức khiến chứng khoán tương lai Mỹ tăng mạnh.

Ở châu Á, các chỉ số Shanghai Composite (Trung Quốc), Nikkei (Tokyo, Nhật) và KOSPI (Hàn Quốc) đều tăng mạnh.

Điều khiến thị trường hài lòng là ở chỗ căng thẳng tạm thời không gia tăng. Các công ty công nghệ Mỹ sẽ được cho phép bán thiết bị cho Huawei, đổi lại Trung Quốc sẽ mua hàng tỷ USD sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. 

{keywords}
Ông Donald Trump và Tập Cận Bình đồng ý không đánh thêm thuế lên nhau.

Cả 2 nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc tạm thời sẽ không đối mặt với khả năng suy giảm vì những cuộc chiến thuế gia tăng. Nhiều cổ phiếu của các hãng sản xuất chip Mỹ như Skyworks Solutions, Qorvo và Micron Technology tăng trở lại.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, kết quả cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập chỉ là "đình chiến" tamjt hời. Mẫu thuẫn giữa 2 bên là khó giải quyết. Trung Quốc khó lòng sẽ thay đổi liên quan tới thể chế, đường lối phát triển kinh tế theo như yêu cầu của Mỹ. Căng thẳng thương mại tạm thời không leo thang nhưng chưa có hướng đi rõ ràng nào dẫn đến một thỏa thuận giữa 2 bên.

Trong phiên áp cuối tuần trước, TTCK Việt Nam bốc hơi 2,2 tỷ sau một cú đạp trụ bất ngờ vào cuối phiên.

Mặc dù thị trường tăng điểm trở lại nhưng dòng tiền vẫn khá yếu. Sự mất hút của dòng tiền lớn có thể không giúp các chỉ số đi lên mạnh được.

Các chính sách thắt chặt tín dụng đối với nền kinh tế nói chung và nhóm bất động sản, chứng khoán nói riêng để đảm bảo an toàn tài chính và sự suy giảm nhu cầu trên thế giới nói chung có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường.

Đánh một đại diện Biên An Toàn cho thấy, tác động của chính sách siết tín dụng và cầu giảm vì chiến tranh thương mại có thể khiến thị trường và các doanh nghiệp mất cả năm để thích nghi.

V. Hà