2020 là một năm khó khăn chồng chất với nhiều doanh nghiệp khi chịu tác động từ đại dịch Covid-19.

Nhiều "ông lớn" có doanh thu, lợi nhuận sụt giảm mạnh, tuy nhiên với lượng tiền gửi ngân hàng rất lớn đã góp phần không nhỏ duy trì mức tăng trưởng năm nay.

{keywords}
Nhiều "ông lớn" thu lãi tiền gửi lền tới hàng nghìn tỷ đồng.

Dẫn chứng như trường hợp Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

Tính đến 31/12/2020, ACV có 498 tỷ đồng tiền, các khoản tương đương tiền và 33.185 tỷ đồng tiền đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn không quá 12 tháng với mục đích thu lãi hàng kỳ).

So với đầu năm, cả 2 khoản nói trên của ACV đều tăng. Trong đó, tiền và tương đương tiền tăng 149 tỷ đồng, còn khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng 2.264 tỷ đồng.

Phải nói thêm, trong số 498 tỷ đồng tiền, các khoản tương đương tiền thì có 496 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn.

Như vậy, năm 2020, tổng cộng ACV đã mang 33.683 tỷ đồng đi gửi ngân hàng lấy lãi. Tổng số tiền này chiếm tới 59% tổng tài sản hiện có của ACV.

Với số tiền đem gửi ngân hàng nêu trên, số doanh thu tài chính đến từ lãi tiền gửi trong năm 2020 ACV thu về là 2.147 tỷ đồng, tăng 346 tỷ đồng so với năm trước.

{keywords}
Số tiền lãi vô cùng lớn từ việc gửi tiền ngân hàng đóng góp không nhỏ vào kết quả kinh doanh hàng năm của ACV.

Đặc biệt, trong bối cảnh chịu nhiều tác động từ dịch Covid-19 như năm 2020 thì số tiền này là đóng góp lợi nhuận chính cho ACV.

Báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, năm 2020, doanh thu của ACV đạt 7.802 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.087 tỷ đồng, giảm gần 80% và chỉ còn 1.712 tỷ đồng sau khi nộp thuế.

Một doanh nghiệp lớn khác cũng được mệnh danh là "vua tiền mặt", đó là Tổng công ty khí Việt Nam PV GAS.

Tại thời điểm 31/12/2020, PV GAS có hơn 26.843 tỷ đồng nằm trong ngân hàng để hưởng lãi suất.

Trong đó, có 1.316 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn, 4.012 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn không quá 3 tháng; tiền gửi có kỳ hạn từ trên 3 tháng đến 12 tháng là 21.515 tỷ đồng.

Tổng tài sản "ông lớn" tính đến cuối năm 2020 là 63.089 tỷ đồng. Như vậy tổng số tiền gửi ngân hàng đang chiếm khoảng 42% tổng tài sản của PV Gas. Số lãi tiền gửi mà PV Gas thu về năm 2020 là 1.327 tỷ đồng, giảm 17% so với năm trước.

Năm 2020, doanh thu thuần của PV Gas đạt 64.150 tỷ đồng, giảm 14,5% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 7.928 tỷ đồng, giảm 34,4% so với năm trước.

Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco cũng nằm trong danh sách có lượng tiền mặt lớn.

Cụ thể, tính đến thời điểm cuối năm 2020, Sabeco có tới khoảng 17.264 tỷ đồng gửi ngân hàng lấy lãi, tăng mạnh so với con số đầu năm và chiếm tới 63% tổng tài sản, một con số mơ ước của nhiều doanh nghiệp khác.

{keywords}
 

Trong số này, tiền gửi ngân hàng và các khoản tiền gửi ngân hàng không quá 3 tháng của Sabeco là 2.717 tỷ đồng; tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm là 14.547 tỷ đồng.

Với số tiền rất lớn đem gửi ngân hàng, năm 2020, Sabeco ghi nhận lãi tiền gửi là 929 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ.

(Theo Dân Trí)