Tân Tạo từng có nhiều năm đặt kế hoạch kinh doanh cao nhưng việc thực hiện khá khiêm tốn. Tính trong 3 năm (2016-2018), công ty có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch doanh thu trung bình hàng năm khoảng 50% còn lợi nhuận khoảng 11%.

Năm 2018, Tân Tạo chỉ hoàn thành 54% kế hoạch doanh thu và 22% kế hoạch lợi nhuận năm. Với con số lợi nhuận đột biến 455 tỷ đồng như năm nay, việc công ty có thể hoàn thành đạt chỉ tiêu là một câu hỏi được đặt ra.

Theo kiểm toán, Tân Tạo đang đối mặt nhiều khoản nợ và khó khăn trong thu hồi khoản nợ đến hơn 3.500 tỷ đồng. Tại báo cáo tài chính, kiểm toán cho rằng đánh giá của ban Tổng giám đốc Tân Tạo về khả năng thu hồi khoản đầu tư của ITA vào Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Tân Tạo (TEDC) và Công ty cổ phần Năng lượng Tân Tạo 2 với số tiền lần lượt 1.753 tỷ đồng và 418 tỷ đồng là “không chắc chắn”. Ngoài ra, kiểm toán cũng nhấn mạnh về khả năng thu hồi khoản phải thu TEDC là 1.343 tỷ đồng.

{keywords}

Từ đầu năm, mã ITA trải qua 77 ngày giao dịch (từ 1/1-26/4), biến động giá giảm 2,94%, tương ứng mất 90 đồng mỗi cổ phiếu. Trong năm 2018, mã này giao dịch 248 ngày (1/1/2018-31/12/2018), giá giảm 8,9%.

Tân Tạo gắn liền với cái tên Đặng Thị Hoàng Yến. Đã qua 4 mùa ĐHCĐ của doanh nghiệp, bà Đặng Thị Hoàng Yến đều không xuất hiện dù vẫn trên cương vị Chủ tịch HĐQT.

Việc điều hành đại hội lần lượt được ủy quyền cho em trai Đặng Thành Tâm và Tổng giám đốc Thái Văn Mến. Cách đây gần một năm, nữ đại gia này đã cho thấy dấu hiệu trở về điều hành doanh nghiệp thông qua việc thay đổi về các vị trí thượng tầng ở ITA.

Nhắc đến ITA, không ít người nghĩ đến thời kỳ hoàng kim của chị em nhà họ Đặng khi sáng lập và điều hành doanh nghiệp trở thành đơn vị phát triển bất động sản công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, thời hoàng kim đó đã xa, thay vào đó doanh nghiệp này phải đối mặt với khoản nợ nghìn tỷ khó đòi và cổ phiếu liên tục sụt giảm.

Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã công bố BCTC quý II niên độ tài chính 2018-2019. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt 6.911,3 tỷ đồng giảm 10% so với cùng kỳ tuy nhiên giá vốn hàng bán chỉ giảm 7% nên lãi gộp đạt 782,4 tỷ đồng giảm 25% so với quý II NĐTC 2017-2018.

Luỹ kế 6 tháng niên độ 2018-2019, HSG đạt 14.456,7 tỷ đồng tăng gần 2 lần so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt 1.390 tỷ đồng tăng 34% so với cùng kỳ niên độ trước, tuy nhiên gánh nặng chi phí khiến HSG lỗ thuần 86 tỷ đồng, phải nhờ 242 tỷ đồng lãi từ hoạt động khác mới giúp HSG lãi ròng gần 114 tỷ đồng trong nửa đầu niên độ 2018-2019.

Ngành thép năm 2019 được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều bất lợi và viễn cảnh khó lường, thị trường có thể diễn ra sự sàng lọc lớn. Đối với niên độ 2018-2019, HSG cho biết sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở thận trọng. Tập đoàn vẫn đề ra mục tiêu tăng sản lượng tiêu thụ lên con số 2 triệu tấn/năm để củng cố vị thế dẫn đầu trên thị trường. Cùng với đó, HSG đặt chỉ tiêu doanh thu thuần 31.500 tỷ đồng và lãi sau thuế là 500 tỷ đồng trong niên độ 2018-2019.

Kết phiên 2/5, Vn-Index giảm hơn 1 điểm, còn 978,5 điểm. Mã BHV giảm sàn tiếp, dư bán sàn gần 1,3 triệu cổ phiếu.

Về cuối phiên, nhóm VN30 có cải thiện tích cực khi biên độ tăng được nới rộng. Đơn cử như CII tăng 3,5% lên 23.700 đồng, PNJ tăng 2,9% lên 103.000 đồng, DHG, VJC tăng 2,2%, SAB, MSN, EIB, MWG, EIB, VRE tăng 1,1-1,9%. Ở chiều ngược lại, VCB, TCB, CTG, NVL giảm 1-1,5%.

Với nhóm ngân hàng, 11/17 mã giảm điểm trong đó KLB giảm 3,8%, NVB giảm 2,2%, VIB giảm 1,6%. Nhóm bất động sản phần lớn chìm trong sắc đỏ, một số cổ phiếu nổi bật như SZL tăng trần, BII tăng 8%... Cổ phiếu BVH tiếp tục giảm sàn với dư bán sàn gần 1,3 triệu cổ phiếu.

Nam Hải