Ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN, quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Thông tư 14/2021/TT-NHNN có một số sửa đổi quan trọng. Theo đó, Thông tư cho phép tổ chức tín dụng tái cơ cấu với dư nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính. Còn Thông tư 01 chỉ cho phép cơ cấu nợ với dư nợ phát sinh trước 10/6/2020. Như vậy, Thông tư mới đã mở rộng đối tượng được cơ cấu nợ tới cả các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid 19 đợt 4.

{keywords}
 

Bên cạnh đó, Thông tư số 14 cũng cho phép kéo dài thời gian cơ cấu nợ đến ngày 30/6/2022, tức là kéo dài thêm nửa năm so với trước đó. Tuy nhiên, các khoản nợ muốn được cơ cấu phải phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022 và đáp ứng một vài tiêu chí cụ thể khác như mốc thời gian quá hạn trả nợ.

Ngoài ra, Thông tư 14 cũng cho phép tổ chức tín dụng miễn, giảm phí cho khách hàng đến 30/6/2022. Tổ chức tín dụng được cơ cấu nợ cho cả số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 01/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày 7/9/2021.

Quy định trên tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng cơ cấu nợ cho cho cả khách hàng có khả năng trả nợ nhưng lại không thể đến ngân hàng trả nợ do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Theo các tổ chức tín dụng, việc bổ sung quy định này là rất cần thiết. Tại dự thảo thông tư lần 1 lấy ý kiến các đơn vị trong Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng đã đánh giá và đề xuất việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022 là phù hợp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng do dịch. Theo đó, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ có thêm khoảng thời gian 6 tháng để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam mới đây cũng có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép khách hàng trong vùng phong tỏa hoãn trả nợ.

Anh Tuấn

‘Tiền đọng’ ngày càng nhiều, nỗi lo hàng triệu tỷ đồng

‘Tiền đọng’ ngày càng nhiều, nỗi lo hàng triệu tỷ đồng

Tại nhiều địa phương, có hiện tượng dư thừa nguồn vốn, huy động nhiều hơn cho vay. Trong khi dư nợ tín dụng tăng trưởng thấp thì tiền tiết kiệm vẫn đổ về ngân hàng.