Theo đó, Cục khuyến cáo người dân cân nhắc kỹ việc sử dụng dịch vụ. Hiện chưa có quy định pháp luật để phân loại cụ thể các mô hình cho vay trực tuyến. Do đó, quá trình thực hiện giao dịch có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro, đặc biệt là khi giao dịch với các đơn vị "trá hình", "tín dụng đen núp bóng". 

{keywords}
Người dân cần cân nhắc kỹ việc sử dụng dịch vụ vay tiền trực tuyến. Ảnh minh họa. 

Nếu người dân vẫn quyết định sử dụng các dịch vụ này, cần lựa chọn đơn vị cung cấp đầy đủ thông tin trên website hoặc ứng dụng, như tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại...

Các thông tin, tài liệu liên quan đến giao dịch cũng cần được thể hiện rõ, đặc biệt là chính sách bảo vệ thông tin, hợp đồng, biểu phí, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch...

Cục cho rằng các giao diện website hoặc ứng dụng không hiển thị đầy đủ những thông tin nêu trên có dấu hiệu là đơn vị kinh doanh không rõ ràng, tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Cục lưu ý người tiêu dùng đọc kỹ điều khoản hợp đồng trước khi ký, đồng thời lưu giữ thông tin để có cơ sở đối chiếu khi phát sinh tranh chấp.

Đặc trưng của dịch vụ cho vay trực tuyến là lãi suất cho vay và các mức phí kèm theo rất cao. Do đó, người vay phải nắm rõ các mức lãi suất, phí và chi phí có thể phát sinh trong các trường hợp cụ thể, như trả nợ trước hạn, chậm trả, gia hạn thời gian vay...

Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh, người dân cần phản ánh, khiếu nại trực tiếp tới đơn vị cho vay. Việc phản ánh, khiếu nại phải được thực hiện qua các phương thức có thể lưu lại bằng chứng như gửi email, thư có xác nhận báo phát…

Cục đặc biệt khuyến cáo không gọi điện thoại để phản ánh, khiếu nại vì hình thức này không đảm bảo được sự cam kết của đơn vị cho vay trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh.

Thời gian gần đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiếp nhận nhiều khiếu nại liên quan đến giao dịch vay tiền trực tuyến. Trong đó, không ít giao dịch được thực hiện với các đơn vị "tín dụng đen núp bóng". 

(Theo Zing)