Lợi dụng sự đa dạng của thị trường nước giải khát trong mùa lễ Tết, nhiều nhà sản xuất tư nhân, nhỏ lẻ hay tranh thủ tung ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, nhiều độc tố gây hại.

Nhu cầu nước giải khát vào mùa cao điểm lễ hội

Đồ uống đóng vai trò không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội, mọi người uống để chúc tụng nhau, ăn mừng; thêm vào đó, đồ uống còn là một món quà biếu lý tưởng. Nghiên cứu cho thấy giai đoạn một, hai tháng trước Tết là thời điểm hàng hóa được tiêu thụ nhiều nhất, trong đó, nước giải khát là một trong những mặt hàng đóng góp tới 63% doanh thu dịp Tết. Đàn ông có xu hướng tiêu thụ bia và rượu nhiều hơn cả, còn phụ nữ và trẻ nhỏ lại thường chọn cho mình các sản phẩm nước ngọt, nước trái cây để đón năm mới.

{keywords}

Nước giải khát là mặt hàng được tiêu thụ nhiều trong những dịp lễ hội

(nguồn: Internet)

Mùa mua sắm Tết cũng thể hiện rõ hơn bao giờ hết tâm lý người mua hàng ngày càng chuộng nước trái cây hơn so với nước có ga. Gần đây, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm đồ uống từ thiên nhiên, thanh lọc, tốt cho sức khỏe do có rất nhiều nghiên cứu khoa học được công bố, cáo buộc tác động gây béo phì và ung thư từ nước có ga. Nắm bắt được sự thay đổi đó, các hãng sản xuất đã cho ra mắt hàng loạt các dòng sản phẩm nước trái cây nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mới của người dân.

Thị trường nước trái cây trở nên khó kiểm soát

{keywords}

 Các sản phẩm nước giải khát không rõ nguồn gốc xuất xứ (nguồn: Internet)

Trong thời gian qua, trên mạng xã hội và các trang tin tức liên tục xuất hiện các clip lật tẩy quy trình sản xuất nước giải khát bẩn, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, các chất hóa học gây hại, hệ thống trang thiết bị sản xuất thô sơ, ẩm mốc, gây hoang mang dư luận và làm mất niềm tin nơi người tiêu dùng.

Cuối tháng 11/2016, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản thông báo gửi đến các chi cục an toàn thực phẩm các tỉnh về việc tạm dừng lưu thông 6 lô nước giải khát của một công ty vì lý do kết quả kiểm nghiệm không đạt chất lượng.

Trước đó 1 thương hiệu lớn cũng bị tạm dừng lưu thông 13 sản phẩm vì chưa có giấy phép sản xuất thực phẩm bổ sung.

Thật giả lẫn lộn, người tiêu dùng cần trở nên cảnh giác hơn, thận trọng hơn, thông minh hơn trong việc lựa chọn cho mình những sản phẩm giải khát nhằm tận hưởng trọn vẹn nhất cái Tết sum vầy, viên mãn.

Giải pháp nào cho người tiêu dùng?

Trước thực trạng nước giải khát “bẩn” trôi nổi trên thị trường như hiện nay, người tiêu dùng khi mua hàng nên kiểm tra kỹ nhãn mác hàng hóa thực phẩm; không mua, không sử dụng các sản phẩm nước giải khát không rõ nguồn gốc xuất xứ, tốt nhất là chọn những nhà sản xuất có uy tín trong ngành đồ uống, được các cơ quan chức năng công nhận.

Đầu năm nay, Bộ Công Thương, Hội Khoa học và Công nghệ Lương thực Thực phẩm Việt Nam và Cục Sở hữu Trí tuệ đã tổ chức lễ vinh danh “Top 10 thương hiệu thực phẩm tốt nhất Việt Nam”, trong đó, mặt hàng nước giải khát có sản phẩm PushMax Chanh Leo của tập đoàn Hương Sen.

{keywords}

 Nước trái cây PushMax Chanh Leo được vinh danh thuộc top 10 thực phẩm tốt nhất Việt Nam

Bên cạnh việc kiểm tra nguồn gốc, nhãn mác, người tiêu dùng cần lưu ý thêm về hạn sử dụng và thành phần của sản phẩm xem liệu đồ uống đã hết hạn hay chưa hoặc có thành phần nào gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân không? Trên một số đồ uống, nhà sản xuất cũng đưa ra những khuyến cáo về việc đối tượng nào không nên sử dụng sản phẩm.

Ngoài ra, người tiêu dùng cần thường xuyên theo dõi các thông tin trên báo chí để nắm bắt được loại đồ uống nào không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bị dừng lưu thông. Việc tập thói quen kiểm tra nước giải khát kỹ càng như vậy sẽ giúp người tiêu dùng chọn được sản phẩm như ý và an tâm đón một năm mới vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình.

Doãn Phong