Giá cổ phiếu nhảy vọt 68%

Là một trong những đơn vị đi đầu trong mảng sản xuất cũng như phân phối hàng thực phẩm, Tập đoàn Masan (MSN) đã và đang đẩy nhanh công cuộc tái định nghĩa ngành bán lẻ nhu yếu phẩm với chiến lược Point of Life (PoL), nhằm gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng.  

Không chỉ phục vụ thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng thiết yếu…, các điểm bán lẻ VinMart+ còn tích hợp dịch vụ ngân hàng của Techcombank, đồ uống của Phúc Long vào VinMart+, mang đến cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại.

{keywords}
 

Song song, Masan cũng tăng cường kênh online nhằm đáp ứng nhu cầu cao trong đại dịch. Đơn cử, ban điều hành đang tăng tốc đẩy mạnh hợp tác với Lazada để thúc đẩy nhu yếu phẩm trở thành mặt hàng được mua sắm với tần suất hàng ngày trên kênh online. VinMart cũng đã thí điểm dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 4 tiếng từ 14 siêu thị VinMart tại TP.HCM và Hà Nội…

Masan đã kiến nghị Bộ Y tế, Bộ Công thương ưu tiên tiêm vắc xin cho các nhân viên bán lẻ và sản xuất nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng và mang đến không gian mua sắm an toàn cho người dân. Mặt khác, Tập đoàn này cũng đã đề xuất Thủ tướng và lãnh đạo địa phương cho phép lập “vùng đệm” xung quanh nhà máy. Vùng đệm này có thể là các trường học, trường dạy nghề, kho, sân vận động, nhà thi đấu… ở gần nhà máy. Tại đây, lao động vừa có thể ăn nghỉ, giãn cách và thực hiện thực hiện tốt các quy định về phòng tránh dịch bệnh.

{keywords}
 

Đồng thời, chiến lược cao cấp hoá, đa dạng hoá, tiện lợi hoá, đi cùng sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành giữa bối cảnh Covid-19 đã mang về những kết quả tích cực cho MSN sau nửa đầu năm. Trong đó, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của Masan đều tăng trưởng 2 chữ số. Đặc biệt, mảng kinh doanh tiêu dùng phát huy sức mạnh hiệp lực với bán lẻ, từ dòng thịt MEATDeli & gà 3F đến chiến lược cao cấp hóa nhóm sản phẩm có thương hiệu được đưa vào VinMart/VinMart+.

Trên thị trường, sự lạc quan về kinh doanh sớm phản ánh và thúc đẩy thị giá MSN tăng trưởng nổi bật, bất chấp những nhịp điều chỉnh chung của thị trường. Hiện, MSN đang giao dịch quanh vùng giá 134.000 đồng/cp, tức tăng hơn 68% so với đầu năm.

Nhiều khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu MSN

Chưa dừng lại, nhiều đơn vị phân tích mới đây tiếp tục đánh giá tích cực với mã MSN và đồng loạt nâng giá mục tiêu. Đơn cử, Chứng khoán Bảo Việt (BVCS) mới đây dự phóng lợi nhuận Masan có thể tăng gấp 3 lần trong năm nay với 3.599 tỷ đồng, tương đương EPS 3.063 đồng. Tương ứng, thị giá mục tiêu theo quan điểm BVSC vào mức 160.000 đồng/cp, PE dự phóng lên đến 44,1.

Báo cáo ngày 16/8 của CTCK Bản Việt (VCSC) đã tiếp tục khuyến nghị mua cổ phiếu MSN. VCSC đã đưa ra giá mục tiêu MSN ở mức 172.000 đồng, cao hơn 28,8% so với giá thị trường (133.500 đồng/cp) và cao hơn 21% so với giá mục tiêu đã khuyến nghị ở báo cáo trước đó (142.500 đồng/cp).

{keywords}
 

Hay Credit Suisse, chưa đầy 1 tháng đơn vị này đã liên tiếp nâng giá mục tiêu mã MSN, từ mức 137.000 đồng/cp lên 162.000 đồng/cp. Trong đó, triển vọng kinh doanh nửa cuối năm 2021 của Masan được đánh giá sẽ càng khả quan hơn so với nửa đầu năm. Khi mà, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gia vị, mì gói cũng như thịt tiếp tục gia tăng. Chưa kể, xu hướng tiêu dùng thay đổi do đại dịch Covid-19 và các sản phẩm của Masan đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại.

Đặc biệt sản phẩm đóng gói sẵn, theo Kantar Worldpanel, doanh số của dòng này đã tăng 35% trong 2 tuần đầu của tháng 7 (so với cùng kỳ năm trước) do nhu cầu tiêu thụ và dự trữ thực phẩm của người dân gia tăng khi hàng quán đóng cửa. Người dân ưu tiên tích trữ thực phẩm tiện lợi như thịt chế biến, mì gói… Nhu cầu tiêu thụ của mặt hàng gia vị cũng tăng cao hơn do người dân nấu ăn ở nhà nhiều hơn. 

Doanh thu quý III/2021 dự kiến tăng 30%

Ban điều hành Masan lạc quan vào kết quả kinh doanh nửa cuối năm, kỳ vọng biên lợi nhuận có triển vọng gia tăng trong trung hạn.

Tại cuộc họp với các nhà đầu tư vào ngày 2/8/2021, Masan dự kiến doanh thu hợp nhất quý III/2021 tăng 30% so với cùng kỳ năm trước nhờ vào chiến lược PoL đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại và sức mạnh cộng hưởng giữa các mảng kinh doanh.

Cụ thể từng lĩnh vực, bao gồm:

(1) Masan Consumer Holdings (MCH): Doanh thu mảng tiêu dùng dự tăng 45%. Lợi nhuận tiếp tục được cải thiện nhờ vào các thỏa thuận tốt hơn với nhà cung cấp, thay đổi mô hình bày trí cửa hàng, gia tăng tỉ lệ hàng tươi sống…

(2) Vincommerce (VCM): Doanh thu bán lẻ dự tăng 15%. Masan cũng đặt mục tiêu mở rộng chuỗi VinMart+ lên 3.001 điểm bán (với 1.000 VinMart+ có kiosk Phúc Long) trong năm 2021, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm tại kênh bán lẻ hiện đại. 

(3) Masan MEATLife (MML): Đây là mảng tăng trưởng mạnh của Masan trong thời gian vừa qua, dự kiến doanh thu quý III tiếp tục tăng 50%. Với diễn biến tích cực từ thị trường, ban điều hành hướng đến mục tiêu đưa mảng kinh doanh thịt có lãi ròng vào cuối năm nay khi tổ hợp chế biến thịt đạt từ 25 - 30% công suất sử dụng vào quý cuối năm nay, so với công suất sử dụng hiện tại là gần 11%.

(4) Masan High-Tech Materials (MHT): Doanh thu dự tăng 34% khi giá vonfram tăng cũng như nhu cầu mua vật liệu công nghiệp công nghệ cao gia tăng sau dịch Covid-19.

Vĩnh Phú