Sau sự cố phát tán bụi, xỉ thải của nhiệt điện Vĩnh Tân 2 hồi năm ngoái, công tác bảo vệ môi trường ở các trung tâm điện lực phía Nam đang được nâng cao, cải tiến mạnh mẽ. Người dân được mời đến tham quan, giám sát.

Những trung tâm nhiệt điện than như Vĩnh Tân, Duyên Hải... đã góp phần vô cùng quan trọng trong việc cấp điện cho miền Nam các mùa khô 2015, 2016 vừa qua. Đây cũng chính là những cụm dự án điện cấp bách khi miền Nam đã được dự báo sẽ thiếu điện từ năm 2017. Nhưng đi đôi với mặt tích cực đó, nhiệt điện than luôn đi kèm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đòi hỏi công tác bảo vệ môi trường phải được tăng cao và thực hiện nghiêm ngặt.

Làm ẩm, lu lèn tro bay, đảm bảo không phát tán bụi

Đến thăm nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 (Trà Vinh), những người dân bình thường hẳn sẽ nghĩ rằng,bãi đất phẳng mịn rộng khoảng 31 ha cạnh nhà máy này chẳng khác nào một bãi bùn khô, cát khô khi nước biển rút xuống!

Thực ra, đó chính là bãi tro xỉ thải ra của nhà máy với tổng khối lượng hiện đã lênkhoảng 800.000 tấn. Kể từ khi đổ lớp đầu tiên cho đến khi có mặt bằng như bây giờ, bãi tro xỉ này đã dày tới 4m. Lớp tro vốn rất nhẹ và dễ gây bụi đã được hệ thống xe lu lèn ép chặt xuống tạo thành một lớp đất rất cứng. Ở phía xa của bãi, giáp bờ biển, rau muống dại đã bén rễ, mọc lên tươi xanh thành ruộng từ bao giờ.

{keywords}

Tro bay và xỉ thải là một trong những chất thải chính phát ra từ hệ thống vận hành lò đốt của nhà máy nhiệt điện than. Đây là vấn đề đãgây bức xúc dư luận thời gian qua và cũng chính là nguyên nhân dẫn tới cuộc biểu tình, phản đối của người dân hồi năm ngoái ở nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận). Đó là thời điểm tháng 5/2015, nhiệt điện Vĩnh Tân 2 bắt đầu vận hành thí điểm, do chủ quan, thiếu kinh nghiệm trong xử lý môi trường, lại gặp phải ngày gió lốc xoáy mạnh, khu thải tro xỉ của nhà máy này đã xảy ra phát tán tro bụi vào khu vực dân cư.

Ông Âu Nguyễn Đình Thảo, Phó Giám đốc Công ty nhiệt điện Duyên Hải 1 chỉ tay về phía những silô (nơi chứa tro xỉ trước khi thải ra môi trường) cho biết: "Chúng tôi đã rút kinh nghiệm xử lý ô nhiễm môi trường từ sự cố của nhiệt điện Vĩnh Tân trước đây. Toàn bộ tro bay được làm ướt ngay trong silo, đạt độ ẩm khoảng 15-20% rồi mới đổ ra xe chuyên dụng rồi thải ra ngoài bãi. Tro bay lúc này nhìn bên ngoài sẽ sền sệt chứ không khô. Sau đó, xe lu lèn tro chặt lại".

Trên bãi thải, một hệ thống những đường ống phun nước tự động đang được lắp đặt và hoàn thiện để liên tục tạo độ ẩm cho bãi xỉ, tránh tối đa mọi nguy cơ phát tán bụi vào môi trường không khí.

{keywords}

Đến thăm tiếp nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (Bình Thuận), công tác xử lý tro xỉ đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường của nhà máy đã được cải tiến, thực hiện một cách bài bản tương tự. Toàn bộ lượng tro xỉ thải ra được thu giữ, chứa trong 3 silo và cũng được trộn với nước để đạt độ ẩm tới 30% rồi mới đổ vào xe chuyên dụng kín, vận chuyển ra bãi thải bằng đường riêng. Bãi thải xỉ hiện nay của nhà máy có thể chứa khoảng 9,3 triệu m3 và sẽ đầy trong 7,2 năm.

Đặc biệt, thiết kế nền bãi xỉ này gồm có 3 lớp gồm lớp đất bảo vệ, lớp màng chống thấm và lớp đất đệm để đảm bảo, không thấm nước bãi thải xỉ từ bên trong ra bên ngoài. Xung quanh bãi xỉ còn được lắp đặt hệ thống phun nước mạch vòng, sẵn sàng cấp nước để kiểm soát bụi khi thời tiết bất lợi.

Chặn bụi ngay từ khi mới vận hành máy

Đối với các nhà máy nhiệt điện, bên cạnh tro xỉ thì xử lý khí thải, nước thải là rất quan trọng. Khí thải trước khi ra môi trường phải làm sao lọc được bụi và các chất khí độc hại như SO2 (lưu huỳnh dioxit), NOx (Oxy nito).

Theo ông Đỗ Diễn Tài, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án nhiệt điện Duyên Hải 3, công nghệ nhiệt điện than truyền thống trước đây vận hành theo cơ chế, khi công suất tổ máy chạy được đến 70% thì mới bắt đầu đưa hệ thống lọc bụi tĩnh điện vào. Vì thế, lúc đầu chạy các tổ máy, khói thải ra thường có màu đen. Lý do là bởi nếu đưa hệ thống lọc bụi này vào sớm, các bụi dầu khởi động máy dễ bám vào hệ thống lọc bụi, dẫn tới nguy cơ cháy.

{keywords}

Tuy nhiên,nhà máy Vĩnh Tân 2 hiện nay và các nhà máy sau như Duyên Hải 1, Duyên Hải 3 đã đưa công nghệ lọc bụi tĩnh điện vào ngay từ khi khởi động lò hơi, góp phần khắc phục tình trạng khói đen trên.

Dự kiến, trong tháng 11-12 tới, nhà thầu ở nhiệt điện Vĩnh Tân 2 sẽ hoàn thành việc vận chuyển và lắp đặt hệ thống này trong các đợt dừng tổ máy để trùng tu.

Ông Nguyễn Hữu Thảo, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh cho rằng, sự phối hợp giữa Ban Quản lý dự án, tổng thầu, chủ đầu tư và chính quyền địa phương không chặt chẽ chính là nguyên nhân gây ra sự cố ở nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân trước đây. Bởi đây, lãnh đạo tỉnh và sở coi đây bài học quý giá cho việc phát triển nhiệt điện trên địa bàn, đi sau nhưng không dẫm vào vết chân trượt của người đi trước bằng việc thắt chặt phối hợp, giám sát với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Tại tỉnh Trà Vinh, một tổ công tác đặt biệt chuyên theo dõi vấn đề bảo vệ môi trường ở các nhà máy nhiệt điện Duyên Hải. Còn tại Bình Thuận, một hệ thống camera đã được lắp đặt khắp nơi ở khu vực này máy để truyền dữ liệu online về Sở Tài nguyên môi trường. Đặc biệt, hệ thống giám sát từ xa này cũng được cài đặt ngay trong điện thoại của các vị lãnh đạo tỉnh huyện.

Phạm Huyền