Những mốc son ấn tượng

Năm 1991, tỉnh Lào Cai tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn và đối mặt với muôn vàn khó khăn. Khi đó, Lào Cai là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước; thu ngân sách chỉ đạt 36 tỷ đồng.

Cùng với đó, mặt bằng dân trí rất thấp với 60% số trẻ trong độ tuổi không được đến trường, có 14 xã “trắng” về giáo dục; 7/10 huyện chưa có điện lưới quốc gia; 138/180 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, 150/180 xã chưa có đường giao thông đến trung tâm; 55% số hộ dân thuộc diện đói, nghèo; 36 xã chưa có trạm y tế; tình hình an ninh biên giới còn nhiều phức tạp, khó lường...

{keywords}
Năm 1991, tỉnh Lào Cai chính thức tái lập và là 1 trong những tỉnh nghèo của Tây Bắc

30 năm tái lập tỉnh, với sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết, quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của cộng đồng các doanh nghiệp và nhân dân, tỉnh Lào Cai đã chuyển mình ngoạn mục, đạt được thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, vươn lên trở thành tỉnh đứng đầu khu vực Tây Bắc và đứng tốp đầu trong 14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc về kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục duy trì ở mức cao, bình quân giai đoạn 1991 - 2020 đạt khoảng 10%/năm; GRDP bình quân đầu người gấp hơn 100 lần; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gấp hơn 250 lần. An ninh lương thực trong tỉnh được đảm bảo, tổng sản lượng lương thực có hạt tăng gấp gần 4 lần.

Công nghiệp, xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ có nhiều đột phá; nhiều dự án lớn, quan trọng, mang tầm quốc gia, quốc tế được hoàn thành đưa vào sử dụng, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 đạt trên 37.000 tỷ đồng, tăng gấp 680 lần. Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai hoạt động sôi động, thu hút được hàng nghìn doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh, khẳng định vị trí “mũi nhọn” của nền kinh tế. Giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai tăng gấp hàng trăm lần. Du lịch được khai thác hiệu quả, đặc biệt Khu du lịch quốc gia Sa Pa từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam, cũng như thế giới. Số lượng khách và doanh thu du lịch tăng mạnh qua các năm. Kinh tế du lịch chiếm 15% tổng GRDP, đóng góp quan trọng, vững chắc vào sự phát triển chung của tỉnh.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp tương đối đồng bộ, mạng lưới đô thị phát triển nhanh chóng. Diện mạo khu vực nông thôn có nhiều khởi sắc, 100% xã và 98% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm, trong đó 80% đường tới các thôn, bản được cứng hóa; 100% xã có hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; 97% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 95% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; có 61/127 xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới…

Đi đôi với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội có chuyển biến mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 55% (năm 1991) còn 8,2% (năm 2020); đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt; đến nay trên địa bàn tỉnh cơ bản không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Quốc phòng, an ninh luôn được đảm bảo và giữ vững, quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng, tăng cường, đặc biệt với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Công tác xây dựng Đảng được thực hiện toàn diện, đồng bộ, quyết liệt có hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 50 nghìn đảng viên, tỷ lệ đảng viên/dân số là 6,8%; 100% thôn, bản có chi bộ độc lập.

Khát vọng trở thành tỉnh phát triển của cả nước

Với khát vọng vươn lên mạnh mẽ vì một Lào Cai phát triển nhanh và bền vững, Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định những mục tiêu lớn, không chỉ cụ thể cho 5 năm, mà cho tầm nhìn dài hạn để đến năm 2045 trở thành tỉnh phát triển của cả nước.

Ông Đặng Xuân Phong - Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đã cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng bằng 18 đề án trọng tâm cùng với 24 mục tiêu, 7 nhiệm vụ trọng tâm, 9 nhóm giải pháp, 2 khâu đột phá, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức; quyết tâm sớm hiện thực hóa mục tiêu đưa Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của cả nước.

Theo đó, Lào Cai xác định tập trung vào một số lĩnh vực đột phá nhằm tạo ra cơ chế thông thoáng, mở đường cho sự phát triển trên chặng đường tiếp theo.

{keywords}
Lào Cai đặt mục tiêu phát triển kinh tế xanh, nâng cao tiêu chí về môi trường sống, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường

Trước hết, Lào Cai xây dựng và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách để tập trung vào các lĩnh vực có lợi thế; thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các dự án quy mô thu hút sử dụng nhiều lao động, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với những lĩnh vực then chốt gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài và thúc đẩy đổi mới sáng tạo để tỉnh thực sự là trung tâm, là động lực phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Lào Cai tiếp tục quy hoạch và thực hiện thật tốt quy hoạch, gắn kết chặt chẽ, khoa học, đồng bộ giữa quy hoạch chung, vùng, liên vùng, quy hoạch ngành, lĩnh vực.

Tỉnh xác định phát triển du lịch - dịch vụ là mũi nhọn để đột phá; trong đó tập trung xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế; đưa Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trở thành trung tâm logistics lớn của cả nước.

{keywords}
Lào Cai quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh phát triển của cả nước

Địa phương phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng số tạo nền tảng cho chuyển đổi số, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng chính quyền điện tử gắn với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy. Lào Cai xác định phát triển công nghiệp là trụ cột, tập trung chế biến sâu các sản phẩm của tỉnh; chuyển dịch mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi, gắn với thị trường để nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho khu vực nông thôn.

Ngày 01/10/2021 là mốc son lịch sử, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu 30 năm nỗ lực, phấn đấu, trưởng thành của nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên và người dân Lào Cai, tạo động lực để Lào Cai vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững, đóng góp chung vào sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước.

Minh Ngọc

30 năm tái lập tỉnh Lào Cai - Những mốc son rực rỡ

30 năm tái lập tỉnh Lào Cai - Những mốc son rực rỡ

Từ một tỉnh miền núi nghèo, Lào Cai từng ngày đổi thay với những bước chuyển mình, bứt phá ngoạn mục trên tất cả các lĩnh vực. Đời sống nhân dân từ đô thị tới nông thôn ngày càng cải thiện, thu ngân sách mỗi năm khoảng 12.000 tỷ đồng.

Lào Cai, từ tỉnh Tây Bắc ít biết thành ‘sao sáng’ du lịch Việt Nam

Lào Cai, từ tỉnh Tây Bắc ít biết thành ‘sao sáng’ du lịch Việt Nam

Sau 30 năm tái lập tỉnh, Lào Cai từ 1 địa danh vùng biên ải hẻo lánh 8.000 du khách/năm trở thành “ngôi sao” trên bản đồ du lịch, trọng điểm du lịch vùng Tây Bắc với 5 triệu lượt khách/năm; doanh thu từ du lịch có năm đạt 19.200 tỷ đồng.