- Đã chục năm nay, cam Cao Phong nức tiếng cả nước giúp hàng trăm nông dân nơi đây kiếm tiền tỷ. Nhà bà Đặng Thị Thu ở khu 2, do có hơn 300 gốc cam, quýt nên đều đặn từ năm 2010 đến nay thu lãi 2-5 tỷ đồng/năm. 

Chục ngày nay, người trồng cam ở Cao Phong đang tấp nập vào vụ thu hoạch cam, quýt.

Vườn cam 300 gốc có tuổi đời trên 10 năm của nhà bà Trần Thị Vuông ở khu 7, thị trấn Cao Phong đang được thương lái xếp hàng chờ mua. Theo kinh nghiệm của người dân ở đây, cam trồng càng lâu năm chất lượng càng ngon ngọt. Bà Vuông cho biết, với vườn cam này, mỗi năm gia đình bà lãi chừng 700 triệu đồng. Do chỉ có vợ chồng bà thu hoạch nên hầu hết thương lái đến mua đều phải tự tay cắt từng quả cam trong vườn.

Khoảng 160 hộ trồng cam ở Cao Phong có thu nhập hàng năm tương đương bà Vuông. Trong đó, trên dưới 40 hộ có thu nhập từ 1 tỷ đến 8 tỷ/năm, tùy theo diện tích. Cá biệt hộ bà Đặng Thị Thu ở khu 2, do có hơn 300 gốc cam, quýt nên đều đặn từ năm 2010 đến nay thu lãi 2-5 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2014, tuy mất mùa nhưng nhờ diện tích trồng lên đến 10 ha, giá cam lại tăng cao nên gia đình bà Thu thu nhập tới 10 tỷ đồng.

Ngoài những căn nhà khang trang, nhiều nông dân trồng cam ở Cao Phong đã sở hữu ít nhất một chiếc ô tô trong nhà.

Anh Lê Văn Năm, ở khu 2 sở hữu 350 gốc cam, quýt các loại những ngày vào vụ này luôn bận rộn với việc thu hái, đóng hàng gửi đi khắp các tỉnh thành. Anh Năm cho biết mới vào đầu mùa nhưng ngày nào anh cũng bán trên dưới 1 tấn cam quýt các loại. Thu nhập bình quân mỗi năm 800 triệu đến 1 tỷ đồng, song anh Năm chưa mua ôtô như nhiều hộ khác.

Anh cho biết con gái anh hiện học lớp 12 tại trường THPT FPT (Hà Nội) với học phí 10 triệu đồng/tháng nên anh muốn đầu tư tiền vào việc học hành của con cái.

Cam Cao Phong có nhiều loại. Bà Phạm Thị Ngắn, nông dân trồng cam ở khu 6 nói rằng, loại cam canh đắt nhất có giá từ 50.000-60.000 đồng/kg, tiếp đến là cam lòng vàng 35.000-40.000 đồng/kg, rồi tới các loại cam lùn, cam Xã Đoài,...

{keywords}
Những ngày này trên quốc lộ 6, đoạn qua TT Cao Phong ngồn ngộn cam, quýt các loại được bày bán kéo dài chừng 4 đến 5km.

{keywords}
Hàng chục tấn cam, quýt được chuyến đi khắp các tỉnh thành mỗi ngày.

{keywords}
Bà Trần Thị Vuông tất bật thu hái trong khu vườn gần 2 ha ở khu 7, TT Cao Phong.

{keywords}
Vườn nhà bà Vuông trồng tất cả 5 giống cam, quýt khác nhau.

{keywords}
Do thời tiết và ruồi vàng châm nên khá nhiều cam hỏng rụng trong vườn được bà Vuông vun vào một chỗ, tránh người mua bị trượt chân ngã khi dẫm phải.

{keywords}
Do vườn cam được trồng trên 10 năm tuổi nên vườn nhà bà Vuông rất đông thương lái đến mua. Theo kinh nghiệm, cam trồng lâu năm cho quả thơm hơn, có vị ngọt thanh.

{keywords}
Thương lái tự tay chọn, cắt cam trong vườn nhà bà Vuông.

{keywords}
Những ngày này, mọi con đường dẫn vào hàng trăm vườn cam của thị trấn lúc nào cũng nườm nượp thương lái chở cam đi tiêu thụ.

{keywords}
Thương lái khắp nơi đổ về đưa ô tô vào tận vườn mua cam.

{keywords}
Thương lái tự thu hái, xong chủ vườn đợi ở cửa chỉ việc cân và tính tiền.

{keywords}
Mỗi vụ thu hoạch cam, toàn bộ vỉa hè quốc lộ 6 trước cửa nhà bà Phạm Thị Ngắn ở khu 6 được trưng dụng để bày bán, đóng thùng bán đi các tỉnh thành.

{keywords}
Ngoài bán lẻ, mỗi ngày anh Lê Văn Năm ở khu 2 đóng trên dưới 1 tấn cam gửi đi khắp các tỉnh. Lúc nào trong nhà anh Năm cũng phải chuẩn bị hàng trăm thùng xốp đựng cam.

{keywords}
Anh Năm cùng vợ đang chuyển cam cho một mối hàng ở huyện Yên Thủy (Hòa Bình) bằng cách gửi xe buýt.

{keywords}
Cam Cao Phong có màu vàng nhạt, mọng nước, vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng lại được chăm bón chủ yếu dùng chế phẩm sinh học theo quy trình VietGap để cam có giá trị dinh dưỡng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên từ lâu rất được ưa chuộng.

Lê Anh Dũng