Mở ra “cánh cửa” EU cho nông sản Việt

Với EVFTA, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU sẽ được cắt giảm mức thuế đáng kể theo các lộ trình. Cơ hội mà EVFTA mang lại rất lớn nhưng đây không phải là chìa khóa vạn năng giúp nông sản Việt Nam ồ ạt xuất khẩu vào EU mà chỉ tạo điều kiện để hàng hóa có tiêu chuẩn tìm chỗ đứng ở thị trường rộng lớn này.

Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm với thách thức. Các nước EU có thể đưa ra những yêu cầu mới về dư lượng tối đa để tạo ra rào cản kỹ thuật, buộc người nông dân phải thay đổi phương thức canh tác để làm ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

Các nhà nhập khẩu cũng có thể đưa thêm những yêu cầu và chứng nhận về một số chỉ tiêu xã hội, bền vững, môi trường… để tạo ra sự khác biệt về sản phẩm của họ khi đưa vào thị trường. 

Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần tạo ra những chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, hướng đến nền sản xuất hàng hóa hiện đại, mang lại giá trị gia tăng cao.

{keywords}
 Liên kết chuỗi giá trị tạo ra những vùng sản xuất cà phê bền vững, đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu

Vượt qua thách thức, đón đầu cơ hội

Tham gia vào sân chơi lớn, một trong những yếu tố tiên quyết để nông sản Việt Nam chinh phục thị trường EU là đảm bảo chất lượng và yêu cầu về dư lượng thuốc BVTV.

Sớm nắm bắt được điều này, Syngenta - một công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, với 30 năm hoạt động tại Việt Nam, đã thực hiện nhiều dự án liên kết chuỗi trên các loại nông sản chủ lực, giúp các mặt hàng này sẵn sàng “gõ cửa” thị trường EU khi cơ hội mở ra.

Để ngành gạo gia tăng xuất khẩu, thông qua Dự án sáng kiến lúa gạo châu Á, Syngenta hợp tác với Tập đoàn Olam, Tổ chức Hợp tác Đức (GIZ) và cơ quan chức năng tại tỉnh An Giang, Đồng Tháp xây dựng các mô hình quản lý dư lượng và canh tác lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP. Ngoài ra, công ty cũng phối hợp với các đối tác thực hiện một số dự án lúa gạo bền vững tại ĐBSCL tập trung vào những loại gạo có phân cấp cao và chất lượng chuyên biệt.

Tại các dự án này, Syngenta hợp tác với các Viện nghiên cứu, các cơ quan chức năng ở địa phương khảo nghiệm đánh giá các quy trình quản lý sâu bệnh hại. Các quy trình này sau khi được đánh giá và phê duyệt bởi các đơn vị thu mua sẽ được đào tạo tập huấn tới toàn bộ nông dân tại các HTX trong khuôn khổ dự án.

Đối với cà phê, kể từ năm 2016 đến nay, Syngenta chung tay với Tập đoàn Louis Dreyfus, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững, Công ty Jacobs Douwe Egberts và Viện nghiên cứu KHNN Tây Nguyên thực hiện Dự án Cà phê cảnh quan bền vững. Trên cơ sở các vườn mẫu ứng dụng bộ giải pháp canh tác bền vững, cán bộ kỹ thuật của Syngenta và đối tác tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý dịch hại tổng hợp và an toàn lao động cho trên 7.000 lượt nông dân. Từ đó tạo ra những vùng sản xuất cà phê bền vững đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu.

Ngoài ra, Syngenta cũng hợp tác với các đối tác thực hiện dự án liên kết chuỗi giá trị sản xuất để kiểm soát dư lượng thuốc BVTV trên hồ tiêu tại Tây Nguyên, giúp hồ tiêu vượt qua được yêu cầu kỹ thuật tại thị trường EU.

Với một số loại cây ăn quả chủ lực có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam như xoài, thanh long, sầu riêng, nhãn… Syngenta  tiến hành đánh giá bộ giải pháp trên các loại cây này, từ đó đưa ra những quy trình phù hợp để kiểm soát sâu bệnh hại và đáp ứng được chỉ tiêu về dư lượng cho nông dân.

{keywords}
 Mô hình sản xuất lúa gạo trong dự án liên kết chuỗi giá trị để kiểm soát dư lượng tại An Giang

 

{keywords}
 

 

{keywords}

 

“Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, Syngenta sẽ tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của mình trong chuỗi giá trị sản xuất nông sản. Những dự án tiên phong này chính là những tiền đề để tạo lập nền tảng giúp nông sản Việt Nam chiếm được vị thế trên sân nhà và sẵn sàng hội nhập để “vươn ra biển lớn”, ông Trần Thanh Vũ - Tổng Giám đốc Syngenta Việt Nam chia sẻ.

Lệ Thanh