Tỷ phú USD thứ ba của Việt Nam, đại gia Hồ Huy cầu cứu, trùm thủy sản Dương Ngọc Minh bán tháo tài sản và diễn biến mới xung quanh vụ xét xử Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê tiếp tục nóng tuần qua.

Tỷ phú đôla thứ 3 của Việt Nam

Theo danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới Bloomberg Billionaires Index, ông Nguyễn Đăng Quang hiện có tài sản 1,2 tỷ USD.

Cổ phiếu của Masan Group, tập đoàn do ông sáng lập và hiện là Chủ tịch, đã tăng hơn gấp đôi trong 6 tháng qua, so với mức tăng trưởng 37% của chỉ số Vn-Index.

Ông Quang chỉ trực tiếp sở hữu 10 cổ phiếu Masan Group, tuy nhiên, ông lại là cổ đông chính của của CTCP Masan (Masan Corp) công ty đang trực tiếp và gián tiếp nắm giữ 50% cổ phần của Masan Group.

Như vậy, Việt Nam có thêm 1 tỷ phú đôla xuất hiện trên các bảng xếp hạng người giàu thế giới, sau hai tỷ phú Phạm Nhật Vượng của Vingroup và Nguyễn Thị Phương Thảo của hãng hàng không VietJet.

{keywords}
Ông chủ Masan Nguyễn Đăng Quang

Nguyên Bí thư Cao Bằng làm chủ tịch siêu ủy ban

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng để xây dựng Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Tổ có 11 thành viên, do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm tổ trưởng. Tổ phó thường trực là ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

“Siêu ủy ban” này được thiết kế là cơ quan thuộc Chính phủ, do Chính phủ thành lập. Lãnh đạo Ủy ban gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Dự kiến có 30 “ông lớn” nhà nước nằm dưới sự quản lý của ủy ban này, bao gồm 9 tập đoàn (trừ Tập đoàn Viettel) và 21 tổng công ty nhà nước.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2014, tổng giá trị tài sản của các DNNN và doanh nghiệp có trên 50% sở hữu nhà nước đạt 5,4 triệu tỷ đồng.

Đại gia Hồ Huy cầu cứu

CTCP Tập đoàn Mai Linh vừa có văn bản cầu cứu cơ quan chức năng do vướng một khoản tiền khá lớn nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và vốn vay cá nhân.

Theo ông chủ Hồ Huy, Mai Linh cũng như các đơn vị kinh doanh vận tải truyền thống đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt không công bằng của Uber, Grab.

Cho tới cuối tháng 10, Mai Linh đang nợ đọng các nghĩa vụ thuế, bảo hiểm 150 tỷ đồng và lãi chậm nộp khoảng 80 tỷ đồng. Mai Linh của ông Hồ Huy kiến nghị được miễn lãi phát sinh và được thực hiện trả gốc trong 20 tháng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc kinh doanh thua lỗ là do Mai Linh đã kinh doanh đa ngành, trong đó có mảng BĐS, gây thua lỗ.

Shark Hưng: Chỉ đầu tư sản phẩm chưa có trên thị trường

Shark Hưng: "Tôi chọn những sản phẩm mới. Tôi thì hơi khác với một số shark khác là hay nhìn vào kết quả kinh doanh hiện hữu. Ví dụ như mô hình đó phải có doanh thu, phải có lợi nhuận mới đầu tư.

Riêng tôi thì đánh giá cao về sự sáng tạo, những cái mới của sản phẩm đó. Có những thương vụ tôi đầu tư nó hoàn toàn chưa có trên thị trường, thậm chí còn đang ở ý tưởng, nhưng tôi vẫn đầu tư".

{keywords}
Shark Hưng 

Ông Hưng cũng nhấn mạnh luôn cố gắng phân biệt giữa ý tưởng khởi nghiệp và những mô hình lập nghiệp thông thường. "Nếu mà tôi không nhìn thấy yếu tố mới, yếu tố sáng tạo, đặc biệt là không có liên kết với sự phát triển công nghệ thì tôi không quan tâm lắm".

Người thân ông Trầm Bê xin giải tỏa kê biên nhà

Xuất hiện sau phần giải trình của Trầm Bê trong phiên tòa sáng 18/1, con trai của bà V.T.A (chị vợ ông Trầm Bê) đã có mặt và khai báo trước HĐXX.

Ông này cho biết, căn nhà kê biên cho ông Trầm Bê tại An Dương Vương, Bình Tân là nhà của mẹ ông, không liên quan đến Trầm Bê và đề nghị giải tỏa. Ông khẳng định nhà này là của cha mẹ mình, diện tích sử dụng là hơn 1.300 m2 và diện tích sàn hơn 700 m2.

Theo lời khai của bị cáo Trầm Bê, đó là nhà của người chị vợ tên V.T.A và anh cột chèo chung, trước đấy bị cáo khai nhầm vì tưởng là “nhà của bị cáo” và đề nghị trả lại. Ông khẳng định không phải là nhà của mình và nhờ người khác đứng tên. Đồng thời cho biết thêm, “căn nhà trị giá không bao nhiêu tiền, chỉ có mười mấy tỷ đồng”.

Người tình tin đồn' Mỹ Tâm bán tháo tài sản

Sau một thời kỳ hoành tráng, vung tiền ngàn tỷ vào hàng loạt vụ thâu tóm trong ngành thủy sản, HVG của ông Dương Ngọc Minh đã và đang phải bán tài sản trả nợ với những thua lỗ và rủi ro chất đầy.

Theo báo cáo tài chính sau kiểm toán niên độ 2016-2017, Thủy sản Hùng Vương (HVG) của ông trùm thủy sản Dương Ngọc Minh, người một thời được đồn là người tình của ca sĩ Mỹ Tâm, đã lỗ thêm hàng trăm tỷ đồng khiến nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn. Sau kiểm toán, tổng lỗ lũy kế của Thủy sản Hùng Vương lên tới hơn 420 tỷ đồng.

{keywords}
Ông Dương Ngọc Minh

Ông Trần Kinh Doanh giữ chức Chủ tịch Trần Anh

Ông Trần Kinh Doanh được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT công ty nhiệm kỳ 2018-2022. Ông Doanh đang là Tổng giám đốc Thế giới di động.

Thế giới di động (MWG) đã hoàn tất thủ tục nhận chuyển nhượng 95,2% vốn cổ phần của Trần Anh từ các cổ đông chủ chốt, khép lại thương vụ M&A đình đám nhất thị trường điện máy năm 2017.

“Sự khác biệt về văn hoá, chất lượng dịch vụ đã khiến Thế giới Di động phải đặt mục tiêu làm thế nào để 'tẩy não' cho nhân viên cũ của Trần Anh và đồng nhất họ với hệ thống của Thế giới Di động”, đó là vấn đề được ông Nguyễn Đức Tài, chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động đề cập trong một cuộc họp diễn ra cách đây vài tháng.

Hai Phó Tổng FPT trẻ tuổi

CTCP FPT vừa công bố các thông tin về việc bổ nhiệm ông Hoàng Việt Anh, Tổng Giám đốc FPT Software và ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng Giám đốc FPT Telecom chức danh Phó Tổng Giám đốc CTCP FPT từ ngày 1/3/2018.

Ông Hoàng Việt Anh, sinh năm 1975. Ông Hoàng Việt Anh gia nhập FPT từ năm 1993 khi còn là sinh viên với vị trí lập trình. Ông Nguyễn Văn Khoa sinh năm 1977, ông gia nhập FPT từ năm 1997 và được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc FPT Telecom từ năm 2012.

Đây là việc bổ nhiệm nằm trong chương trình quy hoạch và luân chuyển lãnh đạo FPT để chuẩn bị một đội ngũ lãnh đạo trẻ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về nguồn lực cấp cao cho Tập đoàn và công ty thành viên.

'Siêu lừa' Huyền Như hầu toà

Ngày 17/1, TAND TP.HCM cho biết, vừa nhận hồ sơ vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (40 tuổi, nguyên Phó Phòng quản lý rủi ro Vietinbank - CN TP.HCM) từ VKSND Tối cao chuyển sang; dự kiến sẽ đưa ra xét xử trước Tết Nguyên đán.

{keywords}

Trước đó, TAND TP.HCM lên lịch xét xử vào ngày 2/1, tuy nhiên Tòa đã quyết định hoãn xử và trả hồ sơ vụ án cho VKS, yêu cầu làm rõ lại các vấn đề về tố tụng và tội danh. VKS sau khi xem xét đã giữ nguyên quan điểm và hoàn lại hồ sơ cho Tòa.

Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn (46 tuổi, nguyên cán bộ Văn phòng Vietinbank CN TP.HCM) bị truy tố tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ông Trần Bắc Hà đang ở Singapore

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, chủ tọa phiên tòa có thông báo người đại diện ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV đã nộp thủ tục vắng mặt và xác nhận ông Hà đang ở Singapore, nhập cảnh ngày 7/1

Theo đại diện Viện kiểm sát, ông Hà là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan quan trọng của vụ án nên cần có mặt tại phiên tòa để làm rõ vụ án.

Trịnh Xuân Thanh lại hầu toà vì tham ô 14 tỷ

Tòa án ND TP. Hà Nội vừa quyết định đưa ra xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm trong vụ án "Tham ô tài sản" xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land) vào ngày 24/1 tới.

Tổng số các bị cáo đã nhận 49 tỷ đồng là khoản tiền chênh lệch mua cổ phần của PVP Land. Trong đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh là người có vai trò quyết định việc cho chuyển nhượng hơn 12 triệu cổ phần nói trên, chỉ đạo cấp dưới thực hiện việc chuyển nhượng với giá thấp hơn thực tế để hưởng tiền chênh lệch.

Bảo Anh (Tổng hợp)