Khi cuộc tranh cãi về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 trở thành “trò chơi đổ lỗi” giữa các quốc gia, tỷ phú Andrew Forrest cũng chứng kiến “sự ra đi” của gần 900 triệu USD.

{keywords}
Người sáng lập Fortescue Metals Andrew Forrest trên một con tàu chở quặng sắt Úc hướng đến Trung Quốc. Ảnh: Ron D’Raine/Bloomberg News.

Theo Forbes ước tính, số tài sản của ông Forrest là khoảng 8,8 tỷ USD, trong đó có 30% cổ phần của ông nằm trong Fortescue Metals, công ty khai thác quặng sắt cung cấp nguồn quặng hàng đầu cho thị trường Trung Quốc.

Không như những loại hàng hóa khác, giá của quặng sắt không lao dốc quá nhanh khi nền kinh tế toàn cầu suy thoái. Mức giá mới nhất của một tấn quặng sắt là 82 USD, giảm khoảng 4 USD/tấn so với đầu năm 2020 và tăng 6 USD/tấn kể từ giữa tháng Ba. Nguyên nhân chủ yếu là bởi nhu cầu tăng mạnh từ Trung Quốc khi nước này khởi động lại nền kinh tế sau một thời gian đóng cửa vì Covid-19.

Tuy vậy, Trung Quốc đồng thời cũng phải đối mặt với các cáo buộc về việc che giấu nguyên nhân của bệnh dịch mà một số người tin rằng nó xuất phát từ một phòng nghiên cứu virus ở Vũ Hán. 

Các thành viên cấp cao của chính phủ Mỹ, bao gồm Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu Trung Quốc minh bạch hơn trong vấn đề dịch bệnh và cách nó lây lan từ Vũ Hán. Chính phủ Australia cũng đứng về phía Mỹ trong vấn đề này, khiến Đại sứ Trung Quốc ở Australia, Cheng Jingye đe dọa sẽ tẩy chay hàng xuất khẩu từ nước này. 

Điều đó đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ Chính phủ Australia, nhưng ông Forrest mới là người bị chỉ trích nhiều nhất khi đứng về phía Trung Quốc trong việc che giấu nguyên nhân thật sự của dịch bệnh. 

Trong khi cổ phiếu của hầu hết các công ty khai thác mỏ, điển hình là BHP và Rio giảm khoảng 7% so với mức giá cao vào thứ Năm tuần trước, cổ phiếu Fortescue Metals lại chứng kiến sự sụt giảm đến 12%. Và việc nắm giữ khoảng 30% vốn phát hành của Fortescue đồng nghĩa với việc giá trị cổ phần của ông Forrest sẽ giảm gần 900 triệu USD.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Điều mà ông Forrest sẽ phải gánh chịu trong một thời gian dài là sự chỉ trích đến từ dư luận về “lòng trung thành” của mình với nước Úc. Đỉnh điểm là việc người dẫn chương trình phát thanh nổi tiếng, Alan Jones gọi ông là “con rối tuyên truyền của Bắc Kinh”.

(Theo Forbes/ Dân trí)