Jasmine Wang (22 tuổi) có niềm đam mê bất tận với các loại nước hoa. Cô sinh viên vừa tốt nghiệp tại Thượng Hải đang sở hữu 20-30 lọ nước hoa của các nhãn hiệu nổi tiếng như Guerlain, Tom Ford và Chanel. Mỗi lọ trị giá hơn 2.000 nhân dân tệ (khoảng 6,9 triệu đồng).

Hàng tháng, cha mẹ Wang còn cho cô 2.500 nhân dân tệ và được sử dụng miễn phí thẻ ngân hàng của họ không giới hạn, hay một khoản tiền mặt từ ông bà hai bên. Cha mẹ Wang phải trả 5.000 NDT (khoảng 17,2 triệu đồng) cho mỗi học kỳ của cô tại Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, một trong những trường đại học hàng đầu Trung Quốc.

{keywords}
Con nhà giàu Trung Quốc tiêu tiền không tiếc tay

Thế hệ Z của Trung Quốc được sinh ra vào thời điểm thuận lợi chưa từng thấy. Những năm 1990-2000, khoảng thời gian Trung Quốc áp dụng chính sách một con; thêm vào đó là sự phát triển nhanh "chóng mặt” của nền kinh tế. Những người trẻ này không phải chia sẻ với anh chị em nào trong gia đình và chỉ việc đón nhận khối tài sản không ngừng tăng lên.

Ngược lại, những đứa trẻ cùng trang lứa tại Mỹ và Liên minh châu Âu đã phải chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những hậu quả kéo dài sau đó.

Cụm từ được sử dụng để miêu tả chính xác về thanh thiếu niên thế hệ Z của Trung Quốc là độc lập, tự tin, yêu tự do, sống đúng với chính mình, ít lo lắng đến sự nghiệp. Đặc biệt, họ tiêu pha lãng phí vào hàng hóa xa xỉ đến “cháy” ví hàng tháng.

Họ được chiều chuộng và không hề lo lắng tới sự nghiệp tương lai. Họ vô tư tiêu xài và chi trên 7.000 USD (khoảng 162 triệu đồng) mỗi năm vào việc mua sắm mặc dù chưa đến 21 tuổi. Thậm chí, họ không bận tâm về các chính sách chính trị quốc tế, bất chấp cuộc chiến thương mại ngay cả khi nó đang diễn ra trước mắt.

Khách hàng chính của hàng hiệu xa xỉ

Theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu OC&C Strategologists, có sự khác biệt rõ rệt về thái độ và lối sống ở thanh niên Trung Quốc. Điều này lý giải vì sao các thương hiệu xa xỉ lớn nhất lại phụ thuộc vào nền kinh tế lớn nhất châu Á.

“Đây là một thế hệ chưa bao giờ biết lo lắng, vì vậy họ chi tiêu nhiều hơn là tiết kiệm. Không rõ lớn lên họ có thành công hay không, nhưng chúng tôi biết rằng đây là một đối tượng khách hàng tiềm năng và quan trọng mà các thương hiệu tiêu dùng cao cấp hướng tới” - ông Adam Xu, một đối tác tại OC & C có trụ sở tại Thượng Hải - cho biết.

{keywords}

Công ty OC&C đã khảo sát 15.500 người trẻ tuổi sinh từ năm 1998 và tại 9 quốc gia gồm Brazil, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ , trong đó gần 2.000 thanh thiếu niên đến từ Trung Quốc. Thế hệ Z của Trung Quốc chiếm tới 15% chi tiêu theo hộ gia đình, còn ở Anh và Mỹ là 4%. Mặc dù đại đa số đều chưa đi làm, nhưng họ vẫn chi tiêu rất mạnh tay.

Trong một cuộc khảo sát khác thực hiện vào năm ngoái, OC&C thấy rằng hơn một nửa thế hệ Z của Trung Quốc khi đi mua sắm đã chi hơn 50 nghìn NDT cho các loại xa xỉ phẩm. Trong khi, chỉ 32% thế hệ Y mới tiêu nhiều tiền đến vậy và thế hệ X là 34%.

Cuộc khảo sát đã phát hiện ra hai xu hướng đáng lo ngại. Thứ nhất là giới trẻ ở Trung Quốc dường như quay lưng lại với thói quen được những người lớn tuổi của họ đó là tiết kiệm. Thứ hai, việc này gây nguy hiểm khi Trung Quốc là một trong những nước có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất thế giới, còn thế hệ Z lại sẵn sàng nhận nợ để tài trợ cho việc mua sắm tốn kém của họ.

Hiện tại, họ đang tốt nghiệp với khoản nợ cao nhất trong lịch sử và không đủ tiền trang trải sinh hoạt phí, đầu óc họ dường như cũng quan tâm đến các vấn đề chính trị hơn trước.

Tuấn Linh (Theo Bloomberg)