Gần cuối năm, thứ hạng các tỷ phú trên sàn chứng khoán có sự thay đổi, cuộc đua của những người giàu có nhất Việt Nam càng trở nên gay cấn. Những đại gia mất mát nghìn tỷ, cùng với những gương mặt mới xuất hiện là tiêu điểm tuần qua.

Đại gia Việt và những triết lý kinh doanh 'càng đọc càng thấm'

Nữ đại gia bay gần 500 tỷ

Gần đây, cổ phiếu PNJ giảm khá mạnh theo xu hướng chung trên thị trường. So với đỉnh cao hồi giữa tháng 10, PNJ đã giảm gần 16.000 đồng/cp, từ mức 110.000 đồng xuống còn 94.000 đồng/cp. Túi tiền của bà Cao Thị Ngọc Dũng cũng đã giảm khoảng 470 tỷ đồng xuống còn hơn 1.400 tỷ đồng như hiện tại.

Bà Dung hiện đang nắm giữ hơn 15,1 triệu cổ phiếu PNJ sẽ nhận về khoảng 12,1 tỷ đồng trên số cổ phiếu trị giá hơn 1,4 ngàn tỷ đồng. Trước đó, các cổ đông của PNJ trong đó có bà Dung đã nhận tiền tỷ lệ 10% trong đợt 1 hồi tháng 8.

{keywords} 

Doanh nghiệp của bà Dung vẫn đang không ngừng mở rộng, sở hữu chuỗi bán lẻ vàng bạc trang sức hàng đầu cả nước, trong khi ông chồng Trần Phương Bình chìm sâu cả cuộc đời tại vụ án Ngân hàng Đông Á (DongABank).

Nguyễn Đăng Quang sẽ là tỷ phú đô la?

Ông Quang hiện là cổ đông chủ chốt của Masan Group - một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam với vốn hóa hiện đạt hơn 91.000 tỷ đồng (gần 4 tỷ USD). Tuy nhiên do việc sở hữu việc gián tiếp không dễ để xác định chính xác nên lâu nay ông Quang vẫn vắng bóng trong danh sách tỷ phú của Forbes hay Bloomberg.

Được biết đến là một trong những gương mặt thành công nhất của nhóm những doanh nhân "khởi nghiệp tại Đông Âu", sau khi về nước, 2 doanh nhân này đã tiến hành xây dựng Masan Group với khởi đầu là Masan Food cũng như đầu tư vào ngân hàng Techcombank. Hiện ông Quang đang giữ vị trí Phó Chủ tịch còn ông Hồ Hùng Anh là chủ tịch của Techcombank.

Trong bài viết ngày 21/12 đề cập đến sự suy giảm tài sản của các tỷ phú châu Á trong một năm khó khăn, Bloomberg đã coi chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang là một trong 2 tỷ phú đô la mới của khu vực Đông Nam Á, cùng mới Donald Sihombing của Indonesia.

Nếu ông Quang được gọi tên trong danh sách tỷ phú thì nhóm những người bạn học tập và lập nghiệp từ Đông Âu trở về nước với nhiều cái tên dẫn đầu các doanh nhân thành công nhất Việt Nam lại có thêm 1 tỷ phú USD tầm cỡ thế giới.

{keywords}

Trịnh Văn Quyết thăng hạng

Với việc giá cổ phiếu ROS lặng sóng suốt thời gian dài vừa qua theo chiều hướng giảm, tỷ phú Trịnh Văn Quyết đang từ vị trí top 3 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt đã rơi dần xuống top 5 ngay trước phiên giao dịch này.

Cú đảo chiều bất ngờ của cổ phiếu ROS với mức tăng 6% trong phiên đã giúp tổng tài sản của tỷ phú Quyết trên thị trường chứng khoán lên ngưỡng gần 15.720 tỷ đồng và thăng một bậc trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thị trường chứng khoán, lên vị trí số 4.

Hiện tại, thứ mà nhà đầu tư đang trông chờ nhiều nhất ở tỷ phú Trịnh Văn Quyết là "đưa cây tre Bamboo" bay lên trời.

Vợ đẹp bầu Kiên tính thu ngàn tỷ

Vợ chồng ông Nguyễn Đức Kiên có dấu hiệu rút khỏi VietBank ngay từ đầu năm 2018. Trong tháng 10, ông Nguyễn Đức Kiên đăng ký thoái toán bộ hơn 6,6 triệu cổ phần (quy theo mệnh giá 10.000 đồng/cp), tương đương hơn 2% vốn điều lệ nhưng chưa thành công sau khi bán bất thành trong lần đăng ký vài tháng trước đó với nguyên nhân chưa thực hiện xong thủ tục lưu ký chứng khoán theo quy định.

{keywords}

Trước đó, Bầu Kiên và bố mẹ vợ cũng đã nhiều lần thoái vốn khỏi VietBank và bán thành công cả chục triệu cổ phiếu VietBank (quy mệnh giá 10.000 đồng/cp). Bà Nguyễn Thúy Lan, em ruột của Bầu Kiên cùng chồng và chị gái hồi cuối tháng 7 đã chuyển nhượng xong lần lượt hơn 6,6 triệu cổ phiếu, 6,2 triệu cổ phiếu và 6,5 triệu cổ phiếu VietBank.

Bà Đặng Ngọc Lan là thành viên HĐQT VietBank và đang nắm giữ gần 15 triệu cổ phiếu VietBank (quy theo mệnh giá 10.000 đồng/cp), tương đương hơn 4,6% vốn điều lệ.

Đại gia Nam Định đốt tan 180 tỷ

MWG của ông Nguyễn Đức Tài giảm mạnh trong bối cảnh giới đầu tư truyền nhau thông tin một dự án tâm huyết của MWG Group đóng cửa sau gần 2 năm phát triển. MWG cho biết tập đoàn tập trung vào thị trường online hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) vì quy mô thị trường này lớn và việc lựa chọn tên BachHoaXanh là phù hợp hơn so với cái tên VuiVui nói trên. MWG tập trung hiện thực hóa tham vọng thống trị 3 nhóm sản phẩm lớn nhất là điện thoại di động, điện máy và FMCG.

Định hướng là khá rõ ràng. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy, Thế Giới Di Động của đại gia gốc Nam Định đã chính thức dừng dự án thương mại điện tử khởi động từ đầu năm 2017 và từng được kỳ vọng sẽ vượt cả mảng bán điện thoại và điện máy.

Trong tháng 11, MWG của ông Nguyễn Đức Tài còn dính tới vụ việc bị cáo buộc việc lộ thông tin của 5 triệu khách hàng. Mặc dù MWG phủ nhận mọi cáo buộc, nhưng vụ việc cũng khiến cổ phiếu này giảm mạnh và khách hàng lo sợ.

Trần Đình Long sụt 9.000 tỷ, mất tỷ phú USD

Ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) lần thứ 2 trong tháng cuối cùng của năm 2018 đã bị loại ra khỏi danh sách các tỷ phú USD trên thế giới.

Sở dĩ ông Trần Đình Long rớt khỏi danh sách tỷ phú USD của Forbes là do cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát của đại gia gốc Hải Dương này tụt giảm 30% trong vòng hơn 3 tháng qua và giảm khoảng 37% từ đỉnh cao 47.500 đồng/cp (giá đã điều chỉnh) hồi tháng 3 năm nay.

Tính trong 3 tháng qua, túi tiền của ông Trần Đình Long đã bốc hơi khoảng 6,8 ngàn tỷ đồng. Còn tính từ đỉnh cao, tài sản quy ra từ cổ phiếu của đại gia này đã sụt giảm tổng cộng khoảng hơn 9 ngàn tỷ đồng.

HPG cũng đã đặt kế hoạch hướng tới doanh thu 100 ngàn tỷ (gấp 3 lần 2016) nhờ cú huých từ dự án Khu Liên hợp Gang Thép Hòa Phát tại Dung Quất, Quảng Ngãi. Và lúc đó, vị thế vua thép của ông Long sẽ không ai có thể sánh bằng.

Trần Bá Dương kiếm nghìn tỷ

Ông Trần Bá Dương được xem là đại gia số 1 Việt Nam trong lĩnh vực ô tô. Ông Trần Bá Dương thậm chí có thể vươn lên vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng các tỷ phú USD Việt nếu đưa cố phiếu Thaco lên thị trường chứng khoán và thực hiện thành công chiến lược đa ngành.

Hiện tại, ông Trần Bá Dương cùng với vợ trực tiếp và gián tiếp nắm giữ hơn 65% doanh nghiệp này. Thaco Thaco được biết đến là “tập đoàn công nghiệp đa ngành” trong đó mảng ô tô là chủ lực. Ngoài ô tô, Thaco đang tập trung vào một số mảng như: Hạ tầng đô thị - khu công nghiệp, thương mại - dịch vụ và du lịch, logistics và nông nghiệp. Thaco dự kiến doanh thu 2018 đạt gần 83 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận hơn 7.000 tỷ đồng.

Khải Silk bán cả siêu xe Rolls-Royce Phantom

Sau một năm mất tích trên truyền thông vì bê bối lụa giả, thông tin ông Hoàng Khải chuyển giao khai thác hai tòa nhà vốn là hai công trình kiến trúc nổi bật của tập đoàn Khaisilk khiến không ít người ngỡ ngàng.

Tajmasago là tòa lâu đài trắng được xây dựng mô phỏng theo lối kiến trúc của vùng Marrakech với màu sắc chủ đạo là trắng - đen. Công trình có tổng vốn đầu tư tới 15 triệu USD với 19 phòng.

{keywords}

Còn tòa nhà Cham Charm được xem như một trong những nhà hàng đẹp nhất thuộc chuỗi các nhà hàng triệu đô của tập đoàn Khaisilk. Cham Charm có diện tích 5.000m2, có thể chứa đến 600 khách.

Hồi tháng 8 vừa qua thông tin chiếc Rolls-Royce Phantom từng thuộc sở hữu của đại gia Khải Silk được một showroom tư nhân tại Hà Nội chào bán cũng gây xôn xao dư luận.

Bắt cựu tổng giám đốc PVEP Đỗ Văn Khạnh

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đỗ Văn Khạnh, cựu tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. 

Việc khởi tố, bắt tạm giam ông Khạnh là động thái tố tụng mới nhất trong quá trình cơ quan công an điều tra mở rộng giai đoạn 2 đại án xảy ra tại OceanBank.

Cũng liên quan đến việc nhận chi lãi ngoài từ OceanBank, mới đây nhất, Cơ quan điều tra cũng bắt tạm giam lần lượt các ông Nguyễn Ngọc Sự (cựu chủ tịch HĐTV Tập đoàn Vinashin), Trương Văn Tuyến (cựu tổng giám đốc Tập đoàn Vinashin) và ông Phạm Thanh Sơn (phó tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC).

Ngoài ra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố và bắt giam một loạt các bị can tại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (VSP); Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR); Tổng Công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP) về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Bảo Anh(Tổng hợp)

Tiểu thư giàu nhất Việt Nam thế hệ đầu tiên giờ ra sao?

Tiểu thư giàu nhất Việt Nam thế hệ đầu tiên giờ ra sao?

Là tiểu thư giàu nhất sàn chứng khoán đầu tiên nhưng cho đến nay, Lê Thị Dịu Minh, con gái ông Lê Văn Quang và bà Chu Thị Bình – những chủ nhân của thủy sản Minh Phú đã không còn được nhắc đến.

Luật sư kiến nghị xem xét lại phần bồi thường của Phạm Công Danh

Luật sư kiến nghị xem xét lại phần bồi thường của Phạm Công Danh

Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên cho biết, việc thu hồi tài sản của những người khác khiến số tiền Phạm Công Danh phải bồi thường là rất nhỏ.