Trần Bá Dương chi 6.200 tỷ mua 20.000 ha đất của bầu Đức

Tỷ phú Trần Bá Dương cũng tiết lộ Thaco đã ký thỏa thuận mua 20.000 ha đất của HAGL Agrico với giá 6.200 tỷ đồng và đã đặt cọc 30%.

"Nếu HAGL Agrico được đại hội cổ đông sắp tới thông qua giao dịch với Thaco thì chúng tôi sẽ ưu tiên phát triển phần đất này. Nếu không, Thaco sẽ lấy đất ở Campuchia để quyết tâm tự sản xuất cây trồng", ông Dương chia sẻ với các cổ đông.

Ngoài thông tin về phần đất canh tác, chủ tịch Thaco cũng cho biết công ty sẽ đầu tư trung tâm nghiên cứu; các nông trường mẫu thực nghiệm sản xuất theo hướng công nghiệp; nhà máy chế biến trái cây tại khu công nghiệp nông lâm nghiệp Chu Lai.

Một trụ cột khác trong giai đoạn phát triển 2019-2021 của Thaco là bất động sản, đầu tư xây dựng.

Về dự án Hoàng Anh Myanmar mà HAGL của bầu Đức vừa tuyên bố sẽ thoái phần vốn còn lại, ông Dương cho biết năm nay Thaco sẽ tăng thêm tỷ lệ sở hữu tại HAGL Land sau khi đã nắm 65% cổ phần trong năm 2018 để tiếp tục đầu tư xây dựng khu phức hợp trên tại Myanmar.

{keywords}

Bầu Hiển tiến sang châu Phi

Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển cho biết, HĐQT SHB trình cổ đông thông qua việc thành lập ngân hàng con 100% vốn đầu tư của SHB tại Bờ Biển Ngà để mở rộng vào thị trường châu Phi; hoặc góp vốn cùng với một tổ chức tín dụng khác tại nước này để mở ngân hàng. HĐQT cũng trình cổ đông giao cho HĐQT thực hiện ngay sau khi cơ quan quản lý cấp phép.

Hiện, tổng số điểm giao dịch là 525 điểm tại 50 tỉnh thành và một ngân hàng con tại Lào, một tại Campuchia, 2 văn phòng đại diện ở Myanmar và 2 công ty con (là công ty AMC và công ty tài chính).

Bầu Đức: Không ai đụng chạm ai

Tại Đại hội cổ đông thường niên 2019 vừa diễn ra, bầu Đức đã đính chính với cổ đông rằng thông tin bán 20.000 ha đất cho Thaco thực chất chỉ là thương vụ hợp tác đầu tư đơn thuần. Ông Đức khẳng định không có chuyện mua đứt bán đoạn.

"Trong gần 20.000 ha nhóm đối tác Thaco đầu tư vào HAGL Agrico có khoảng 10.000 ha cao su, hơn 8.000 ha cọ dầu. Sau này cọ dầu sẽ từng bước chuyển đổi sang trồng cây ăn trái và trước mắt sẽ có khoảng 4.000 ha cây ăn trái. Tuy nhiên, phải chờ đến khi việc ký kết giữa các bên được hoàn tất vào ngày 15/5 mới có thể công bố chi tiết", ông Đoàn Nguyên Đức nói.

Ông Đoàn Nguyên Đức trấn an cổ đông rằng, việc Thaco thành lập Thadi hoàn toàn không mâu thuẫn với HAGL. Hai bên đã đạt được những thoả thuận phân chia chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ.

"Chúng tôi đã phân chia rất cụ thể. Không ai đụng chạm ai. Không gây mất quyền lợi nhau", ông Đức khẳng định.

{keywords}

Dương Công Minh: ‘Sacombank chia cổ tức thì tôi vui nhất’

Chủ tịch HĐQT Sacombank Dương Công Minh cho biết ngân hàng đang trong giai đoạn tái cơ cấu nên chịu nhiều ràng buộc, không thể tự quyết định việc chia cổ tức dù tổng lợi nhuận giữ lại trong hai năm gần nhất đạt gần 2.800 tỷ đồng.

"Sacombank là ngân hàng tái cơ cấu duy nhất có lãi nên nhiều lần gửi văn bản xin Ngân hàng Nhà nước chia cổ tức, dù ít dù nhiều, nhưng vẫn chưa được với lý do cần tập trung thực hiện theo đề án. Tôi hứa sẽ vận động và thuyết phục cơ quan quản lý đến cùng, bởi tôi cũng là cổ đông lớn nhất tại đây. Nếu được chia cổ tức thì tôi phải là người vui nhất", ông Minh nói.

Thời điểm hiện tại, mặc dù có quy mô gần 19.000 nhân viên, nhưng Sacombank luôn thuộc top trả lương thấp nhất so với các ngân hàng trong hệ thống. Chủ tịch ngân hàng cho rằng, cần phải có động lực thúc đẩy họ làm việc.

"Năm 2018 đã hứa thưởng cho nhân viên, chúng tôi xin phép được làm; năm 2019 sẽ không xin thưởng".

{keywords}

Sếp PGBank: Tâm lý nhân viên là không thể tránh khỏi

Báo cáo tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 tổ chức sáng 25/4, ông Nguyễn Quang Định, Tổng giám đốc PGBank cho biết, việc sáp nhập với HDBank kéo dài hơn dự kiến đã ảnh hưởng đến công tác phát triển kinh doanh chung cũng như tăng trưởng dư nợ của ngân hàng trong năm qua.

Theo lãnh đạo PGBank, trong thời gian qua, dù chưa thực hiện sáp nhập, nhưng để đảm bảo chính sách lương cạnh tranh và tiếp tục giữ nhân viên, đầu năm 2019 ngân hàng đã thực hiện rà soát lại lương của cán bộ nhân viên, xây dựng chính sách lương thưởng, tạo môi trường làm việc công bằng, chế độ đãi ngộ tốt tạo động lực để nhân viên tiếp tục làm việc, cống hiến hiến.

Dù vậy, Tổng giám đốc PG Bank cũng thừa nhận, trong quá trình sáp nhập, tâm lý nhân viên là không thể tránh khỏi.

Ngân hàng Nhà nước đưa người vào "ghế nóng" BIDV, Vietcombank, VietinBank

Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên, BIDV trình cổ đông việc bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022. Danh sách là 1 nhân sự của Ngân hàng Nhà nước: bà Nguyễn Thị Thu Hương, đang là Vụ trưởng Vụ Thanh tra, giám sát các TCTD nước ngoài (Vụ II) - Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc NHNN.

Vietcombank trình cổ đông việc bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023. Ứng viên là ông Đỗ Việt Hùng, sinh năm 1970, đang là người đại diện 30% vốn góp của Nhà nước tại Vietcombank. HĐQT Vietcombank hiện có 8 thành viên, 1 thành viên là bà Nguyễn Thị Dũng đã miễn nhiệm trong năm 2018.

Tại VietinBank, đại hội cũng công bố thông tin ông Trần Văn Tần, Vụ phó Vụ tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại ngân hàng này và bầu bổ sung vào thành viên HĐQT VietinBank.

{keywords}
Ngân hàng Nhà nước đưa người vào "ghế nóng" nhiều ngân hàng

Công ty con trai ông Trần Bắc Hà dẫn đầu nợ thuế tại Quy Nhơn

Công ty cổ phần Tập đoàn An Phú (phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn) nợ với số tiền hơn 13,5 tỉ đồng - đứng đầu danh sách nợ thuế tại thành phố Quy Nhơn.

Công ty cổ phần Tập đoàn An Phú do ông Trần Duy Tùng, con trai ông Trần Bắc Hà - cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV - làm chủ tịch HĐQT.

Ông Tùng đã bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam ngày 26-3 về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" liên quan đến dự án chăn nuôi bò tại tỉnh Hà Tĩnh.

Công ty cổ phần Tập đoàn An Phú nổi tiếng ở Bình Định bởi việc đầu tư khu đô thị thương mại An Phú trên đường Tây Sơn (phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn) với tổng diện tích quy hoạch hơn 36.500m2 trong đó dành khoảng 13.600m2 xây dựng khu nhà ở hiện đại, cao cấp để bán, còn lại xây dựng các hạng mục dịch vụ thương mại và phụ trợ.

Giám đốc lừa bán “đất vàng” lĩnh án chung thân

TAND TP HCM tuyên phạt Trương Vui (59 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản, hàng tiểu thủ công nghiệp - Upexim) án tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế.

Liên quan vụ án, Tống Thị Bích Loan (61 tuổi), Châu Thị Khoa (nguyên giám đốc, phó giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biên Hòa - Bihimex) cùng lĩnh 10 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế. Nguyễn Thị Mỹ Dung (nhân viên phòng kinh doanh Bihimex) nhận 3 năm tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Liên quan vụ án, từ năm 2009 đến 2013, bà Loan và cấp dưới đã thông đồng với ông Vui lập 173 hợp đồng mua bán hàng hóa khống giữa Upexim, Bihimex với các công ty do Vui lập ra để vay tiền từ Bihimex, gây thiệt hại cho công ty này 144,5 tỷ đồng.

Bảo Anh (Tổng hợp)