Cuối năm 2021, ông Nguyễn Vũ Quốc Anh người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư công nghệ tự động toàn cầu - Auto Investment Group đã thông báo giải thể doanh nghiệp. Thống báo này đã được gửi tới Phòng đăng kí kinh doanh TPHCM. 

{keywords}
Nguyễn Vũ Quốc Anh trong một buổi livestreams

Nguyễn Vũ Quốc Anh là nhân vật từng gây ồn ào giới kinh doanh cách đây nửa năm về việc thành lập siêu công ty có vốn điều lệ 500 nghìn tỷ đồng.

Thông tin này được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngày 6/1/2022. Lý do giải thể được cơ quan này nêu ra là các cổ đông không thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua như nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký lần đầu.

Trước đó, theo số liệu của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hồi tháng 5/2021, có hai DN vừa được đăng ký thành lập mới thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông tại TP.HCM với số vốn đăng ký đột biến 525 nghìn tỷ đồng.

Hai DN này đăng ký thành lập ngày 20/5/2021. Đó là Công ty CP Tập đoàn kinh doanh tự động toàn cầu với vốn điều lệ 25 nghìn tỷ đồng và Công ty CP tập đoàn đầu tư công nghệ tự động toàn cầu vốn điều lệ lên tới 500 nghìn tỷ đồng. Lớn hơn vốn điều lệ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Viettel và hầu hết tập đoàn lớn ở Việt Nam...

Hai DN này đều có chung một người đại diện theo pháp luật, chung 3 cổ đông sáng lập và đều kinh doanh trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Vũ Quốc Anh, sinh năm 1986, địa chỉ thường trú tại thành phố Thủ Đức (TP.HCM).

Trong buổi livestream trên Youtube trước đó, ông Nguyễn Vũ Quốc Anh nói rằng: Mọi người mong chờ sau 3 tháng trong tài khoản ngân hàng của công ty tôi có 21,7 tỷ USD hoặc hơn. Dĩ nhiên tôi có rất nhiều nguồn, nhiều cái mang về dòng tiền. Chúng tôi không phải đi tìm khách hàng, mà sẽ có một “đám khách" luôn. Vài triệu khách hàng về một lúc luôn. Con số đó là đã ra số tiền rồi đấy.

Điều khá “lạ” là một kênh nữa ông Quốc Anh muốn các “anh hai, anh ba” góp cho “em út”. Ông chủ này tự nhận trong nền kinh tế này, doanh nghiệp của ông là em út, còn các tập đoàn lớn là “anh cả, anh hai,... ”. Ông này kỳ vọng rằng các “anh cả, anh hai” ấy mỗi người sẽ góp tầm “vài tỷ”. Nhưng ông này cũng nói thêm rằng: "Vài tỷ thì không phải là tôi đem tiền về nhé. Tôi không cần số tiền lớn thế vận hành vì số đó quá lớn, chỉ để trong tài khoản chung cho mọi  người thấy thôi. Tập đoàn của tôi vận hành tháng cao lắm cũng chỉ mấy chục triệu, 20 triệu đổ lại thôi. Cho nên tôi không cần số tiền vận hành lớn thế".

Ông này cũng đề cập đến nguồn thứ ba là từ các quỹ đầu tư thế giới vì ông này cho rằng có thể mang về “triệu triệu USD, tỷ tỷ USD” trong khi chi phí vận hành chỉ... mấy chục triệu đồng.

“Tôi có nhiều cách lắm, nhưng tôi không nói ra. Mấy chuyện này chuyện nhỏ, tôi có nhiều cách kiếm tiền lắm”, CEO này tỏ ra bí hiểm.

Suốt cuộc livestream, ông này liên tục khẳng định rằng “không nổ”, “không muốn PR”.

Nhưng dù vẽ ra các kế hoạch “siêu khủng” như xây 17 tòa nhà cho 17 doanh nghiệp, mua ý tưởng của các nơi, mua 30% cổ phần của tập đoàn nước ngoài, mua lại 49% cổ phần của các doanh nghiệp ngừng hoạt động, nhưng ông này cũng khẳng định: "Nói thẳng luôn tôi chẳng có tiền gì hết trơn, nhưng tôi có chất xám. Tôi tin chất xám của tôi sẽ có ích được cho quốc gia mình".

Lương Bằng

Ngày cuối phải nộp 500 nghìn tỷ, ông chủ 'siêu DN' đối mặt nguy cơ

Ngày cuối phải nộp 500 nghìn tỷ, ông chủ 'siêu DN' đối mặt nguy cơ

Ngày 18/8 là hạn cuối cùng doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ hơn 500 nghìn tỷ phải nộp đủ để tránh bị phạt.