Thương vụ đình đám vào cuối tháng 10/2018 khi một doanh nhân Việt Nam tham dự và đấu giá thành công phiên giao dịch tại Trung tâm đấu giá RR Auction, bang Boston (Mỹ) để trở thành chủ nhân sở hữu mảnh thiên thạnh có tên gọi “Mảnh ghép Mặt Trăng” với giá hàng tỷ đồng.

Mảnh thiên thạch được cho là có nguồn gốc từ mặt trăng trăng là mảnh thiên thạch có kích thước lớn nhất từ trước đến nay, gồm 6 phần gắn liền với nhau, với phần lớn nhất có trọng lượng khoảng 2,7 kg. 

{keywords}
Thiên thạch mặt trăng được đại gia kín tiếng đấu giá cung tiến làm tượng Phật

Khối thiên thạch được phát hiện vào năm 2017, tại Mauritania, phía tây bắc châu Phi. Mảnh thiên thạch có thể đã rơi xuống trái đất hàng nghìn năm trước.

Sau khi đấu giá thành công, doanh nhân này đã hiến tặng cho chùa Tam Chúc để đúc tượng Phật đặt trên chùa Ngọc - một công trình công phu thuộc quần thể dự án 15.000 tỷ đồng đình đám đang gấp rút tiến độ.

Trong quần thể này, một công trình Điện Tam Thế có quy mô lớn nhất từ trước tới nay: cao 39m, rộng 5.400m2 đủ sức chứa cho 5.000 người hành lễ một lúc có tên Điện Tam Thế.

Đây cũng là nơi sẽ diễn ra Đại lễ Veskas 2019 (Đại hội Phật giáo Thế giới) tổ chức vào tháng 5/2019 hiện đang lưu giữ những con số khổng lồ.

Điện được dựng từ 12.000 bức tranh đá chế tác từ đá núi lửa Indonesia. Những tác phẩm điêu khắc bằng đá nguyên khối miêu tả các tích liên quan đến Đức Phật hiện hữu trên bốn bức tường chính của chùa Tam Bảo. 

{keywords}
Quần thể chùa Tam Chúc - nơi sẽ diễn ra Đại lễ Phật Giáo Thế giới vào tháng 5/2019. Ảnh: Đức Nguyễn

Để hoàn thiện các tác phẩm tranh đá này, hàng ngàn thợ thủ công của Indonesia đã nỗ lực trong nhiều năm. Mỗi bức tranh đá được ghép từ nhiều phiến đá khác nhau, được đánh số theo thứ tự và chia ra thành từng khối riêng để vận chuyển.

Các phiến đá được liên kết với nhau bằng các điểm gờ, mộng, chồng lên nhau khít đến mức không có khe lọt. Đích thân các nghệ nhân Ấn Độ được mời sang phụ trách phần thi công ngôi chùa bằng đá ghép lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.

Đá núi lửa có màu gan gà như đất nung, độ cứng và tuổi đá theo kiến tạo địa chất khác biệt hoàn toàn so với đá thông thường. Sử dụng chất liệu này, người dựng chùa muốn hướng đến sự trường tồn, bất diệt cho một công trình tâm linh mang tầm vóc quốc tế, nó sẽ là một di sản cho nhân loại sau khi hoàn thành. 

{keywords}
Ba bức tượng Phật khổng lồ đúc từ đồng nguyên khối, phía sau là 3 lá đề khổng lồ được thiếp vàng. Ảnh: Đức Nguyễn

 

{keywords}
Bức tường khổng lồ được ghép từ các bức tranh đá tạo tác từ đá núi lửa Indonesia

Ba bức tượng Phật khổng lồ bằng đồng đúc nguyên khối tọa lạc trên Đài sen được dựng từ 3 phiến đá khổng lồ. Phía sau ba tượng Phật là ba lá đề khổng lồ được mạ vàng ánh lên sự uy nghi và tầm vóc lớn lao của công trình.

Nằm trong quần thể thiên nhiên rộng gần 5.000ha, quần thể đền chùa Tam Chúc nằm trọn vẹn trong khu vực thung lũng hơn 1.000ha; bao phủ xung quanh là  núi đá, rừng tự nhiên. Chùa hướng ra khu hồ tự nhiên rộng 1.000ha tạo thế lưng tựa núi, mặt nhìn hồ. 

{keywords}
Chùa Tam Chúc đang được gấp rút hoàn thành chờ Đại lễ Veskas 2019. Ảnh: Đức Nguyễn

 

{keywords}
Quả chuông khổng lồ trong quần thể di sản. Ảnh: Đức Nguyễn

Theo sự tích của ngôi chùa Tam Chúc được người dân lưu truyền, nơi đây là noi giao hòa giữa trời và đất. Sáu nàng tiên trên trời ghé chơi, vì quyến luyến với cảnh trần thế mà không nỡ dứt áo ra về. Nhà Trời sai người xuống gọi, mỗi một lần mang xuống một quả chuông khổng lồ để gọi Tiên về. 6 lần liên tiếp, 6 quả chuông biến thành 6 quả núi đừng giữa khu hồ nước rộng mênh mông, giờ thành thế “tiền lục nhạc, hậu thất tinh”.

Sau lưng quần thể chùa Tam Chúc là 7 ngọn núi tương truyền có thể phát sáng về đêm. Trên đình núi này, ngôi chùa Ngọc được xây dựng làm nơi đặt bức tượng Phật Ngọc lớn nhất Việt Nam. 

{keywords}
12.000 bức tranh đá diễn tả các tích liên quan đến Đức Phật...

 

{keywords}
Những tác phẩm này được làm từ đá núi lửa Indonesia, do các thợ thủ công người địa phương làm

 

{keywords}
Những tích liên quan đến Đức Phận được diễn đạt bằng tranh vẽ

 

{keywords}
Lời chú dưới mỗi bức tranh. Mỗi bức tranh được ghép bằng hàng trăm phần đá khác nhau, được chia theo kích cỡ bằng nhau

 

{keywords}
Sự kỳ vỹ của công trình xứng tầm di sản

 

{keywords}
Điện Tam Thế rộng hơn 5.000m2, cao 39m có đủ chỗ cho 5.000 Phật tử hành lễ một lúc. Công trình này được lắp ghép bằng 12.000 bức tranh đá núi lửa khổng lồ

Ngoài ra, một vườn 1.000 cột đá khắc các bài kinh Phật có kích thước khổng lồ: cao 12 mét, nặng 200 tấn cũng đang được các nghệ nhân Việt Nam chế tác. Đây sẽ là vườn cột kinh lớn nhất thế giới khi hoàn thành.

Tỷ phú Xuân Trường: Siêu dự án tâm linh kỷ lục thế giới

Tỷ phú Xuân Trường: Siêu dự án tâm linh kỷ lục thế giới

Doanh nghiệp xây dựng của tỷ phú Xuân Trường được biết đến với việc mạnh tay chi hàng nghìn tỷ xây dựng các khu du lịch tâm linh lớn trên khắp cả nước.

Thái Bình