Làm sai tôi sẵn sàng đi tù

Trước câu hỏi có hiện tượng tẩu tán tài sản tại VCG hay không, tiền chuyển về an Quý Hưng hay không, ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT khẳng định: "Làm gì có chuyện tẩu tán ở đây. Sau tôi không có ngân hàng nào hết, tiền các cổ đông đóng góp An Quý Hưng. Nếu chúng tôi chuyển 1 đồng từ Vinaconex vào An Quý Hưng thì các anh cứ báo công an bắt.

Có thông tin tôi lấy tiền của Vinaconex mua Maybach. Tôi làm lãnh đạo lớn của 4 tập đoàn lớn lúc nào tôi mua ô tô chẳng được. Ai chỉ được ông Thanh lấy tiền từ VCG mua Maybach tôi sẵn sàng tặng người đó 1 cái Maybach. Vấn đề tẩu tán tài sản ở đâu, tôi với tư cách chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm tuyệt đối và hoàn toàn không có chuyện này.

{keywords}
Ai chỉ được ông Thanh lấy tiền từ VCG mua Maybach tôi sẵn sàng tặng người đó 1 cái Maybach.

Từ ngày tôi làm chủ tịch VCG tôi chưa chi 1 đồng nào. Tôi bỏ tiền vào đây tôi ký 1 tỷ thì có sao đâu. Sau tôi và anh Đông có rất nhiều người, 7.400 tỷ chúng tôi sở hữu đấy, mất thì phải đền tại sao lại phải kiện.

Tôi không tham ô, tôi sẵn sàng giao chức chủ tịch cho ông Hà hoặc ông Trung nếu HĐQT bầu các anh ấy. Tôi nói thêm về quy chế một chút để các anh hiểu.

Chuyện của An Quý Hưng và Vinaconex là khác nhau. Không có chuyện tiền từ Vinaconex về An Quý Hưng. Tiền chúng tôi mua Vinaconex là do chúng tôi góp lại để mua, làm gì có ngân hàng phía sau để vay. Tại sao thắc mắc?

Tôi sai tôi sẵn sàng đi tù nếu tôi làm sai, tôi năm nay 71 tuổi đi tù không sao, vấn đề ở đây tôi nhắc lại chúng tôi làm bất kỳ điều gì phải thượng tôn pháp luật".

Tân Hiệp Phát muốn "chơi lớn" với mảng bất động sản?

Trong hơn một năm qua, hàng loạt công ty có ngành nghề kinh doanh bất động sản đã được gia đình ông Thanh thành lập. Có ít nhất 11 công ty có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản đã được thành lập với tổng vốn điều lệ đăng ký lên đến 18.830 tỷ đồng.

Ông Trần Quí Thanh rất ít khi đứng tên sở hữu phần vốn góp trong các công ty thuộc hệ thống Tân Hiệp Phát mà hầu hết do vợ - bà Phạm Thị Nụ và 2 con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đứng tên.

Tháng 6/2018, ông Thanh trở thành thành viên trong ban chấp hành câu lạc bộ BĐS Tp.HCM với ý định sẽ dùng nguồn tiền dồi dào của mình để cùng hỗ trợ các thành viên trong câu lạc bộ khi họ thiếu vốn cho các dự án BĐS.

Ông Thanh khá tự tin với lĩnh vực mà doanh nghiệp chuẩn bị "dấn thân". Ông khẳng định, nguồn vốn và quỹ đất là 2 lợi thế lớn nhất hiện nay mà Tân Hiệp Phát đang nắm giữ. Còn kinh nghiệm và kiến thức ở lĩnh vực BĐS theo ông Thanh là bản thân đang tích lũy dần, thời cơ chín muồi sẽ "nhảy" sang.

Người vợ 'bí ẩn' của tỷ phú Trần Đình Long

Theo thông tin mới công bố từ Hoà Phát, bà Vũ Thị Hiền - vợ ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hoà Phát đã mua thêm 849.249 cổ phiếu HPG để nâng sở hữu lên 202 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 7,32% vốn điều lệ tập đoàn. Hoạt động giao dịch này được tiến hành từ 25/6 đến 27/6 bằng cả phương thức khớp lệnh và thoả thuận.

Với sở hữu hiện tại, bà Vũ Thị Hiền đang nắm trong tay khối tài sản trị giá 4.747 tỷ đồng và là một trong những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam.

{keywords}

Trước đó, ông Trần Đình Long cũng đăng ký mua hơn 5,5 triệu cổ phiếu HPG để tăng tỉ lệ sở hữu từ 25,15% lên 25,35% trong khoảng thời gian dự kiến từ 21/6 đến 19/7. Nếu Chủ tịch Hoà Phát cũng hoàn tất giao dịch như đăng ký thì tổng tỉ lệ sở hữu của hai vợ chồng ông Trần Đình Long - bà Vũ Thị Hiện sẽ là 32,64% - tương ứng 902 triệu cổ phiếu HPG.

Con trai bầu Thắng lộ diện vai trò tại 'trùm gỗ'

Phiên họp thường niên của ĐHĐCĐ tập đoàn này đã diễn ra với việc bầu ông Mai Hữu Tín giữ chức Chủ tịch HĐQT thay ông Hồ Anh Dũng. Ông Mai Hữu Tín cũng thôi đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc mà nhường vị trí này cho ông Nguyễn Trọng Hiếu. Ông Vũ Xuân Dương - Thành viên HĐQT được bầu làm Phó Chủ tịch.

ĐHĐCĐ của TTF của thông qua việc từ nhiệm của ông Hồ Anh Dũng và ông Vũ Tuấn Hoàng để bầu vào những vị trí trên là ông Võ Quốc Lợi (con trai của ông Võ Quốc Thắng - bầu Thắng, Chủ tịch Đồng Tâm Group) và ông Lê Văn Minh (Giám đốc tài chính TTF).

Năm 2018, TTF giảm 23% doanh thuần xuống còn 1.045 tỷ đồng, và thua lỗ 805 tỷ đồng, đưa lỗ luỹ kế đến cuối năm ngoái lên 2.120 tỷ đồng. Trong năm 2019, TTF đặt mục tiêu doanh thu thuần tăng 18% lên 1.234 tỷ đồng song vẫn dự kiến lỗ tiếp 588 tỷ đồng và không chia cổ tức.

Ông Trương Gia Bình chơi lớn

FPT là một trong năm đối tác đầu tiên trên thế giới cùng Airbus khởi động chương trình Skywise, tiên phong chuyển đổi số cho ngành hàng không. Skywise là nền tảng dữ liệu, kho ứng dụng đầu tiên cho ngành hàng không thế giới, được Airbus ra mắt giữa năm 2017 với mục đích giúp các hãng hàng không cải thiện hoạt động và kết quả kinh doanh đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển đổi số.

Tháng 12/2017, FPT là công ty công nghệ đầu tiên ở Đông Nam Á tham gia chương trình Skywise. Gần 2 năm qua, FPT hỗ trợ Airbus thu thập, chuẩn hóa và tích hợp dữ liệu của hơn 30 hãng hàng không tại 15 quốc gia trên toàn cầu vào nền tảng Skywise. Còn với lần ký kết mới này, FPT trở thành một trong năm đối tác của Airbus trong việc phát triển kho ứng dụng và cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho ngành hàng không.

Cuộc chiến tài sản trong gia đình cố đại gia Tư Hường

Hồi tháng 3 năm nay ông Nguyễn Chấn đã tổ chức họp báo để tố cáo con trai mình là Nguyễn Quốc Toàn, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank). Theo ông Chấn, vào giữa năm 2016, bà Tư Hường đau bệnh nên có giao cho con là Nguyễn Quốc Toàn quản lý ngân hàng và Tập đoàn Hoàn Cầu, nhưng quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về vợ chồng ông.

Nhưng sau đó con trai ông đã lạm dụng sự tín nhiệm của gia đình, với sự cấu kết với một số cá nhân để chiếm giữ hết khối tài sản của vợ chồng ông lên tới 30.000 tỷ đồng (bao gồm cổ phần ở Nam A Bank, cổ phần của các công ty tại Hoàn Cầu và các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần).

{keywords}

Bên cạnh việc đứng ra tố cáo với báo chí, ông Nguyễn Chấn cho biết cũng đã tố cáo lên công an. Một lãnh đạo Cơ quan cảnh sát điều tra nói rằng đây là vụ việc phức tạp, liên quan đến các cá nhân trong gia đình với nhau, tuy nhiên ngày 20/6 vừa qua, cơ quan này đã quyết định khởi tố vụ án theo điều 175 Bộ luật Hình sự.

Chủ tịch Nam Á cũng nói đây chỉ là việc gia đình, và mong các cơ quan giúp đỡ, tạo điều kiện không đẩy vụ việc ra vấn đề hình sự, để "gia đình chúng tôi có thể ngồi lại với nhau nhằm thực hiện tâm nguyện của mẹ tôi, bởi mấu chốt vụ việc chỉ là tranh chấp tài sản". Đồng thời ông cho biết sẽ từ nhiệm chủ tịch ngân hàng để tập trung giải quyết chuyện gia đình, và việc điều hành Hội đồng quản trị sẽ giao cho một Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị.

Cựu Tổng giám đốc VEAM sẽ mất luôn chức danh cuối cùng

Bộ Công Thương vừa có quyết định điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ phần vốn nhà nước tại Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM).

Theo đó, ông Bùi Quang Chuyện, phụ trách bộ phận đại diện vốn nhà nước đại diện hơn 338 triệu cổ phần của nhà nước, chiếm 25,27% vốn điều lệ VEAM.

Các ông Vũ Quang Tâm, Ngô Văn Tuyển, Lê Hữu Phúc đại diện phần còn lại.

Như vậy, với quyết định này, chỉ còn 4 người đại diện vốn nhà nước tại VEAM, thay vì 5 như trước đây (ông Trần Ngọc Hà, cựu Tổng giám đốc VEAM bị miễn nhiệm đại diện vốn nhà nước).

Bảo Anh