Ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói về khoản tiền 2.100 tỷ: 'Đó chỉ là tảng nổi' Nói về khoản tiền hơn 2.100 tỷ, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết không quan tâm vì đó chỉ là tảng nổi.

Đến lúc này, vấn đề xoay quanh số tiền hơn 2.100 tỷ trong tài khoản bà Lê Hoàng Diệp Thảo có lẽ là câu hỏi lớn nhất cần được giải đáp vì sẽ ảnh hưởng đến việc phân chia tài sản khi Tòa phán quyết vụ ly hôn.

Bà Thảo cho rằng ông Vũ phải có nghĩa vụ chứng minh đây là tài sản chung và nếu chia, phải căn cứ số tiền còn lại ở hiện tại. Còn ông Vũ yêu cầu phải chia vì đây là tài sản cả hai vợ chồng có được trong 20 năm chung sống, nếu tiền hết thì chỉ có thể do bà Thảo rút ra.

Đây có lẽ không chỉ là vấn đề riêng của cuộc ly hôn nghìn tỷ này, nhiều vụ ly hôn đã và đang diễn ra cũng vướng phải khúc mắc tương tự.

Để hiểu đúng về việc chia tài sản khi ly hôn, chúng tôi phỏng vấn luật sư Lê Ngọc Luân (Đoàn Luật sư TP.HCM) về khía cạnh pháp lý xoay quanh vấn đề này.

{keywords}
Bà Thảo cho rằng hiện tại còn bao nhiêu tiền thì chỉ chia bấy nhiêu. Ảnh: Lê Quân.

- Số tiền hơn 2.100 tỷ đồng là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhận mà toà án phải tạm dừng để xác minh, bà Thảo cho rằng nếu tại thời điềm này còn 1 tỷ đồng thì toà án chỉ được giải quyết số tiền 1 tỷ chứ không thể phân chia 2.100 tỷ. Vậy luật quy định trong trường hợp cụ thể này như thế nào?

Về nguyên tắc pháp luật dân sự thì ông Vũ, bà Thảo có toàn quyền đề nghị Tòa giải quyết theo ý kiến trên quan điểm và nhận định cá nhân dựa trên sự hiểu biết của mình. Nếu 2.100 tỷ đồng này là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng ông Vũ thì Toà phải xem xét giải quyết số tiền này.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa là phải chia số tiền 2.100 tỷ đồng mà cần phải xem xét đến nhiều yếu tố. Nếu bà Thảo chứng minh đã sử dụng số tiền này với sự đồng ý hoặc chấp thuận của ông Vũ hoặc số tiền này bà Thảo sử dụng cho doanh nghiệp của cả hai dẫn đến chỉ còn 1 tỷ đồng thì Toà sẽ chia số tiền 1 tỷ căn cứ vào công sức đóng góp của từng người.

2.100 tỷ đồng này được sử dụng vào mục đích gì và dòng tiền đi đâu, các đương sự phải thu thập chứng cứ và trình lên Toà. Trường hợp không tự mình thực hiện được thì có thể nhờ Toà xác minh. Trên cơ sở đó, Tòa sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng.

- Trong trường hợp bà Thảo cho rằng ông Vũ khởi kiện thì phải có nghĩa vụ chứng minh số tài sản trị giá 2.100 tỷ này hình thành trong thời kỳ hôn nhân, vậy yêu cầu này có đúng theo luật pháp?

Yêu cầu đó của bà Thảo là chính xác. Tuy nhiên, nếu số tiền 2.100 tỷ đồng này được hình thành sau khi ông Vũ và bà Thảo kết hôn thì luật pháp quy định đây là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Vấn đề này không khó để chứng minh, chỉ cần sao kê tài khoản dòng tiền có trong tài khoản bà Thảo là sẽ xác định được ngay.

{keywords}
Luật sư cho rằng nếu 2.100 tỷ là tài sản hình thành sau khi ông Vũ, bà Thảo kết hôn thì đó là tài sản chung. Ảnh: Lê Quân.

Cũng cần phải nói thêm để rõ, giả thiết 2.100 tỷ đồng này hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng có nguồn gốc từ tài sản riêng của bà Thảo thì bà Thảo không phải chia cho ông Vũ.

Ngược lại, nếu 2.100 tỷ đồng này có trong thời kỳ hôn nhân mà bà Thảo không chứng minh được đó là tài sản riêng hoặc hình thành từ tài sản riêng có trước thời kỳ hôn nhân thì phải chia căn cứ vào công sức đóng góp của từng người.

- Trường hợp Toà xác định 2.100 tỷ này trong thời kỳ hôn nhân, là tài sản chung của ông Vũ và bà Thảo, nhưng giờ chỉ còn 1 tỷ thì xử lý thế nào?

Luật Hôn nhân và Gia đình đã quy định rất rõ, nếu tài sản chung thì phải chia cho cả vợ, chồng, căn cứ vào công sức đóng góp. Trường hợp bà Thảo chứng minh đã sử dụng đúng mục đích số tiền 2.100 này và hiện còn 1 tỷ thì chỉ chia 1 tỷ. Ngược lại, nếu bà Thảo sử dụng không đúng hoặc không cho mục đích chung của vợ chồng thì Toà sẽ xem xét khấu trừ vào phần tài sản mà bà Thảo được chia.

- Trong vụ án này, một số ngân hàng nước ngoài từ chối cung cấp thông tin tài khoản của bà Thảo thì theo luật pháp Việt Nam, Toà phải xử lý như thế nào và đảm bảo quyền lợi cho các đương sự?

Một số quốc gia, ngân hàng có quyền từ chối cung cấp thông tin cho cơ quan tài phán vì mục đích đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng. Vì vậy, trường hợp này, Toà án Việt Nam dựa vào những tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để ban hành phán quyết cuối cùng.

- Cảm ơn ông.

(Theo Zing)