Nỗi lo mưu sinh ở “miền đất hứa”

Tính đến năm 2021, TP.HCM có hơn 9 triệu người, tuy vậy tỉ lệ người dân thành thị “chính gốc” không cao. Theo một số tài liệu, bình quân mỗi năm TP.HCM tiếp nhận thêm khoảng 200.000 công dân có đăng ký chính thức, trong đó chiếm 2/3 là người nhập cư từ các tỉnh thành khác.

Nhiều người nhận định, TP.HCM là thành phố của “dân tứ xứ”. Khi được hỏi, nhiều người đang sinh sống ở đất Sài thành cho biết quê gốc của họ ở một tỉnh thành khác. Phần lớn người xa quê là để mưu sinh, lập nghiệp, thỏa mãn khát khao chinh phục những vùng đất mới, tìm kiếm cuộc sống đủ đầy hơn...

{keywords}
 

Theo Thông cáo báo chí từ Tổng Cục Thống Kê quý I/2021, thu nhập bình quân của người lao động đạt 6,3 triệu đồng/tháng tại Việt Nam. Trong đó, lao động tại TP.HCM có mức lương trung bình 8,9 triệu đồng/tháng, cao nhất cả nước. Đây cũng chính là lý do nhiều người chấp nhận xa quê để “Nam tiến”, mang theo ước mơ thay đổi cuộc sống và mong tìm thấy một tương lai tươi sáng hơn nơi “miền đất hứa” này.

Chị Ngọc Đào (42 tuổi, tiểu thương) đã sinh sống và buôn bán khắp các con đường lớn nhỏ tại TP.HCM suốt 10 năm qua. Chị bộc bạch: “TP.HCM với tôi đúng là “miền đất hứa”, nhưng để sống tốt và có thể trụ lại lâu dài ở đây không phải điều đơn giản. Cơ hội nghề nghiệp thì nhiều thật, thu nhập cũng không quá thấp như ở quê nhưng chi phí cũng rất đắt đỏ. Nếu không biết tính toán là buông xuôi ngay”.

Theo Numbeo - cơ sở dữ liệu toàn cầu về giá tiêu dùng đã công bố số liệu giữa năm 2020, cho thấy chi phí sinh hoạt tại TP.HCM thuộc diện đắt đỏ nhất Việt Nam. Theo đó, chi phí hàng tháng cho gia đình 4 người khoảng hơn 38 triệu đồng. Nghĩa là chi phí hàng tháng của một người ở mức khoảng gần 10 triệu đồng. Với mức sống cao như vậy, cùng thu nhập như trên, nhiều người lao động xa xứ vẫn chật vật để mưu sinh, gửi tiền về gia đình và bám trụ lại TP.HCM với ước mơ đổi đời.

Cũng chính nỗi lo “cơm áo gạo tiền” đó khiến cuộc sống của nhiều người trở nên bế tắc, rơi vào vòng luẩn quẩn không có lối ra. Một số người phải tìm đến “tín dụng đen” hay các bên cho vay nặng lãi để tạm trang trải cuộc sống qua ngày. Hậu quả dẫn đến những hệ lụy đáng buồn.

Đồng hành cùng người lao động xa quê

Nhằm ứng nhu cầu tiếp cận nguồn vốn tín dụng của mọi người, FE Credit đã và đang từng ngày trở thành người “bạn cùng tiến” của hàng nghìn lao động nhập cư tại TP.HCM.

Bằng các khoản vay được nghiên cứu và thiết kế riêng cho đối tượng có thu nhập trung bình - thấp, ưu tiên trải nghiệm nhanh chóng dễ dàng, trong suốt 11 năm qua, FE Credit đã giúp người lao động xa xứ tháo gỡ các khó khăn tài chính, cung cấp vốn để họ an tâm xây dựng kinh doanh nhỏ.

Song song đó, chiếc thẻ tín dụng FE Credit còn giúp giải quyết mọi nhu cầu chi tiêu của gia đình: từ sinh hoạt phí đến nâng cấp nhà cửa, đóng tiền học cho con cái, mua vé tàu xe… Người lao động có thể tận dụng hạn mức thẻ được cấp để dùng trong các trường hợp cấp bách, rồi hoàn trả lại trong thời gian miễn lãi đến 45 ngày.

Không chỉ vậy, để đảm bảo quyền hưởng an sinh xã hội cho các đối tượng này, FE Credit không ngừng tìm kiếm và phát triển những sản phẩm bảo hiểm hướng tới người lao động. Vẫn đảm bảo quyền lợi toàn diện cho khách hàng nhưng đa dạng về sự lựa chọn chi phí, gói “Bảo hiểm sức khỏe” của FE Credit phối hợp với Tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh chính là điểm tựa tài chính cho nhiều lao động xa quê.

Giờ đây, người dân lao động xa quê có thể an tâm hơn khi bên cạnh luôn có người “bạn cùng tiến”, sẵn sàng cùng họ vươn lên mỗi ngày trong hành trình lập nghiệp.

Tiên phong trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng, FE Credit vẫn đang duy trì vị thế vượt trội trên thị trường Việt Nam với hơn 45% thị phần. FE Credit hiện đang cung cấp sản phẩm tài chính tiêu dùng cá nhân như: cho vay tiền mặt, vay mua xe máy, vay mua hàng gia dụng, thẻ tín dụng và các giải pháp bảo hiểm. Đến nay, FE Credit đã phục vụ hơn 12 triệu khách hàng, hợp tác với hơn 16.000 đối tác tại hơn 21.000 điểm giới thiệu dịch vụ trên toàn quốc.

Xuân Thạch