Vỡ mộng

Khi lệnh giãn cách được nới lỏng, chị Nguyễn Thị Tuyết, chủ một nhà hàng trên phố cổ, phàn nàn về tình trạng kinh doanh ế ẩm. “Từ ngày mở cửa đến nay, nhà hàng vắng vẻ, có ngày không bán được gì. Nếu trước 4 khách hóa đơn khoảng 1-1,2 triệu đồng thì giờ đây chỉ còn 40-50%. Họ chọn những món rẻ hơn, ăn ít hơn”, chị nói. Chị Tuyết cho hay, trước Tết, khách giảm do Nghị định 100 tăng mức xử phạt về quá nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Sau Tết, khách giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch.

Theo chị, kinh doanh nhà hàng vẫn được mọi người cho rằng hốt bạc. Nhưng đây cũng là một trong những ngành nghề rủi ro về tài chính cao khiến tiền bạc của bạn “đội nón ra đi” nhanh nhất nếu không có gì đặc sắc. Bên cạnh đó, các nhà hàng chịu ảnh hưởng mạnh từ những tác động bên ngoài.

Lựa chọn an toàn hơn chị Tuyết, nhiều nhà đầu tư kinh doanh theo mô hình nhượng quyền chuỗi cửa hàng đồ uống. Anh Nguyễn Quang Hải (Hà Nội) bỏ hơn 500 triệu đồng đầu tư quán trà sữa theo hình thức nhượng nguyền với hy vọng “kinh doanh đồ uống trên 'đất vàng', sớm muộn cũng giàu”.

{keywords}
Kinh doanh hàng ăn uống đìu hiu

Tuy nhiên, trào lưu này nhanh chóng hết thời. Trung bình mỗi ngày quán anh Hải chỉ bán được khoảng 50 cốc, lãi không đủ nuôi quán. Trong khi đó, chi phí về nhượng quyền vẫn phải trả, chưa kể thực đơn đồ uống nguyên liệu đều phụ thuộc vào nhà cung cấp. Nhận thấy không thể tiếp tục nên anh Hải đành đăng tin thanh lý lỗ vốn cửa hàng, tìm hướng kinh doanh khác.

Dịch Covid-19 đi qua, thói quen của người tiêu dùng thay đổi rất nhiều. Vốn được cho là nghề kiếm “tiền tươi thóc thật” nhanh nhất nên nhiều người đua nhau mở quán ăn, nhà hàng. Tuy vậy, trong giai đoạn khó khăn, nhiều chủ hàng ăn đã cụt vốn sau một thời gian ngắn nuôi mộng làm giàu.

Như vậy, có thể thấy bài toán đem tiền nhàn rỗi đầu tư vào lĩnh vực nào để sinh lời luôn là câu hỏi được đặt ra cho những người có máu đầu tư. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang biến động mạnh do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, cần lựa chọn kênh đảm bảo được tài sản, một mặt gia tăng lợi nhuận hiệu quả mà vẫn hạn chế được tối đa các rủi ro.

Chuyển hướng

Nhận định về phân khúc đầu tư trong năm 2020, theo giới chuyên môn, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn do nhu cầu, sức hấp thụ của thị trường đối với các sản phẩm này rất lớn. Hàng loạt yếu tố được cho là hỗ trợ cho BĐS du lịch - nghỉ dưỡng bùng nổ mạnh mẽ ngay sau dịch.

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng, thị trường du lịch trong nước sẽ quay trở lại trong giai đoạn đầu tiên của sự phục hồi. Sau quyết định kết thúc giãn cách xã hội, phần lớn các khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam đã có kế hoạch mở cửa trở lại vào tháng 5 với các chương trình khuyến mãi để thu hút khách du lịch trong nước. Một số khu nghỉ dưỡng của Vinpearl, khách sạn tại Sapa, homestay Đà Lạt... đã có hiện tưởng full phòng.

{keywords}
Nhu cầu nghỉ dưỡng tăng cao 

“Chúng tôi vẫn luôn có một cái nhìn tích cực về tương lai BĐS du lịch, đặc biệt khi xét tới lượng lớn khách du lịch nội địa và du lịch nước ngoài cùng với khoảng cách lân cận đến những các quốc gia có lượng khách xuất ngoại lớn, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để kì vọng vào sự phục hồi.

Bên cạnh đó, Việt Nam với hình ảnh là một điểm đến an toàn, chi phí du lịch phù hợp cùng vẻ đẹp thiên nhiên phong phú đều là những lợi thế lớn của Việt Nam sau đại dịch và càng khẳng định niềm tin của chúng tôi về sự phục hồi trong thời gian sớm nhất”, ông Mauro nhấn mạnh.

Trong năm 2019, du lịch Việt Nam phát triển mạnh, đạt kỷ lục mới với 18 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng thuộc hàng cao nhất khu vực.

Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hiệp hội Môi giới BĐS, nhận định: “Tôi sẽ chọn đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian tới bởi pháp lý đã được xử lý. Trong khi đó, dư địa và tiềm năng phát triển lớn”.

Theo ông Đính, giá BĐS nghỉ dưỡng của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp so với các nước khu vực và trên thế giới. Việt Nam chắc chắn sẽ bùng nổ ngành du lịch, chúng ta sẽ vượt tầm nếu đi đúng hướng. Vì vậy, không lâu nữa, giá sẽ được nâng lên cùng với sự phát triển của ngành du lịch.

Ở góc độ tài chính, TS Đinh Thế Hiển khẳng định: “Đầu tư vào 1m2 bất động sản du lịch mang lại giá trị gia tăng hơn hẳn các bất động sản loại hình khác”. Với mức đơn giá phòng bình quân 1,4 triệu đồng/ngày, công suất phòng cho thuê khoảng 60%, số ngày khai thác 360 ngày; mỗi sản phẩm BĐS đầu tư (trị giá khoảng 2 tỷ đồng), sẽ cho tổng doanh thu 302 triệu đồng; sau khi trừ các chi phí thì lợi nhuận gộp khoảng 215 triệu đồng.Tỷ lệ nhà đầu tư nhận khoảng 85%, tương đương số tiền thực nhận là 182 triệu đồng, nghĩa là lợi suất đầu tư khoảng 9,1%”.

Đơn cử như condotel, các chuyên gia cho rằng, chi phí đầu tư ban đầu "nhẹ nhàng", vừa phải, nhưng giá trị nhận được không thua kém bất cứ một loại hình sản phẩm bất động sản nào, nếu không muốn nói có phần hấp dẫn hơn: cam kết lợi nhuận tốt, được quản lý và vận hành bởi những tên tuổi đã được gắn sao quốc tế,... Theo tính toán, chỉ cần tỷ lệ lấp đầy 40% sẽ đảm bảo được mức lợi nhuận 10% cho nhà đầu tư.

Thậm chí, trên thị trường hiện nay có những chủ đầu tư có năng lực tự vận hành sẵn sàng cam kết mức lợi nhuận 10%/năm cho người mua BĐS nghỉ dưỡng. Điều này có nghĩa là nếu mua bất động sản, khách hàng cũng không phải lo nghĩ vì đã có đơn vị cam kết trả lợi nhuận mà bản thân vẫn nắm giữ tài sản trong tay.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, không phải dự án nào cũng có hiệu quả như vậy. Ông Đính đưa ra lời khuyên, nhà đầu tư nên cân nhắc khi lựa chọn chủ đầu tư nào và ở vị trí nào. Bởi có những dự án BĐS nghỉ dưỡng không bao giờ thể lấp đầy được 30-40%, nhưng có những dự án tỷ lệ lấp đầy luôn 90% quanh năm.

Chuyên gia đầu tư bất động sản nhận định, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn những dự án BĐS nghỉ dưỡng đạt các yếu tố: Do chủ đầu tư uy tín phát triển; Nằm tại những khu du lịch phát triển; Môi trường đẹp, giao thông thuận lợi; Có thể kết hợp nghỉ dưỡng và khai thác; Bảo đảm tăng giá trị trong tương lai.

Nhận định về tiềm năng phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng trong năm 2020, hầu hết các chuyên gia đồng quan điểm, thị trường này sẽ phát triển tốt nếu có pháp lý chặt chẽ; nhà đầu tư cam kết lợi nhuận phù hợp; chủ đầu tư thứ cấp cẩn thận trong tính toán lợi nhuận, tiền đầu tư.

Mai Nam