- Công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance vừa công bố Danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016. Trong top đầu của danh sách này, các thương hiệu viễn thông chiếm ưu thế.


Tỷ USD cho thương hiệu Việt

Theo đó, tổng giá trị của các thương hiệu này đạt 7,6 tỷ USD, tăng mạnh so với con số 5,5 tỷ công bố năm liền trước. Trong đó, top 5 đã chiếm gần 50%, tương đương 3,6 tỷ USD.

Tốc độ tăng trưởng giá trị các thương hiệu lớn của Việt Nam là một điểm bất ngờ trong báo cáo của Brand Finance năm nay, vượt xa so với các nước trong khu vực. Top 50 thương hiệu Việt 2016 tăng 20%, trong khi mức này ở Singapore chỉ là 1%, ở Malaysia và Indonesia thậm chí còn tăng trưởng âm.

Tiêu chuẩn đánh giá của Brand Finance rất khắt khẽ, sử dụng phương pháp định giá thương hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn của ISO (ISO 10668 về tiêu chuẩn định giá).

Lọt vào Top 10 năm nay là: Vinamilk, Viettel Telecom, PetroVietnam, MobiFone, Vinhomes, Sabeco, Masan Consumer, FPT, Vinaphone, VietinBank.

{keywords}

Như vậy, ngoài các cái tên quen thuộc, Vinamilk, Viettel Telecom, PetroVietnam, MobiFone, có một số thương hiệu mới như Sabeco (leo lên vị trí thứ 6).

Nhóm ngành truyền thông tiếp tục dẫn đầu và áp đảo trong Top 10. Đây cũng là ngành có đóng góp lớn cho nền kinh tế.

Doanh thu của 3 ông lớn MobiFone, Viettel Telecom và Vinaphone ở mức khủng. Trong đó, Viettel Telecom và MobiFone áp đảo. Các DN này vẫn đang duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đáng kể và đang tấn công vào các lĩnh vực mới như công nghệ 4G.

Trong Top 5, MobiFone đứng ở vị trí thứ 4 với giá trị thương hiệu đạt 539 triệu USD, tăng 76% so với năm 2015. MobiFone cũng là nhà mạng có chỉ số sức mạnh thương hiệu đạt mức A trong bảng công bố của Brand Finance.

Với vị thế số 2 trên thị trường viễn thông với khoảng trên 130 triệu thuê bao của Việt Nam và khoảng 21% thị phần, có lẽ không ngạc nhiên nếu một số quỹ đầu tư, CTCK và cả các NĐT “ngoài ngành” cũng muốn thành đối tác chiến lược của MobiFone hoặc chí ít cũng trở thành cổ đông lớn tại DN làm ăn hiệu quả, có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong các mạng di động tại Việt Nam này.

Truyền thông: sức mạnh hội nhập

Đánh giá về giá trị thương hiệu của Việt Nam, ông Samir Dixit, CEO Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương cho biết: "Năm 2016 ghi dấu những tiến bộ vượt bậc của các doanh nghiệp Việt. Rất nhiều cứ bứt phá ngoạn mục trên bảng xếp hạng cho thấy nhận thức của các doanh nghiệp Việt về giá trị thương hiệu nói riêng và giá trị vô hình nói chung đang ngày càng phát triển".

{keywords}

MobiFone là thương hiệu thu hút được sự quan tâm rất lớn của truyền thông trong và ngoài nước.  Đứng thứ 4 trong danh sách các thương hiệu giá trị nhất Việt Nam của Brand Finance, MobiFone cho thấy bước tiến vững chắc trên thị trường Việt Nam trong vai trò DN kinh doanh đa dịch vụ.

Gần đây, đại diện Singtel đã làm việc với Bộ TT&TT và bày tỏ muốn mua cổ phần và trở thành đối tác chiến lược của MobiFone khi mạng di động này tiến hành cổ phần hóa. Việc chọn MobiFone để đầu tư là một phần trong chiến lược đầu tư mở rộng thị trường của Singtel.

Trong lĩnh vực viễn thông, giá trị thương hiệu MobiFone đứng thứ 2 sau Viettel và vượt xa Vinaphone. Tốc độ tăng trưởng về giá trị thương hiệu gần đây được cho một phần là nhờ quyết tâm cổ phần hóa DN này của Chính phủ và sự quan tâm rất lớn của các NĐT nước ngoài.

Trước đó, hàng loạt các DN viễn thông lớn trên thế giới đã bày tỏ mong muốn đầu tư vào MobiFone, trong đó có các cái tên như Comvik, Telenor, Orange France Telecom , SingTel, T-Mobile, Vodafone, bao gồm cả đối tác đã từng nằm trong liên doanh hợp tác hình thành nên MobiFone trước đây.

Năm 2014, MobiFone cũng đã được chuyển đổi hoạt động theo mô hình mẹ-con cho phù hợp với quy mô lớn của DN này. MobiFone có vốn điều lệ 12 ngàn tỷ đồng. Khi lên sàn, MobiFone sẽ thuộc tốp đầu trên TTCK. Nhưng số này chẳng là gì đối với mạng viễn thông đầu tiên và cũng là hàng đầu tại Việt Nam này.

Năm ngoái, một số hãng nước ngoài định giá MobiFone 2 tỷ USD, bằng với mức giá họ đưa đưa ra cách đây 5-6 năm. Tuy nhiên, CTCK HSC dựa trên giả định vốn hóa trên lợi nhuận (P/E) quá khứ là 12 lần, cho rằng, giá trị hiện tại của MobiFone khoảng 3,4 tỷ USD, tương đương khoảng 71 nghìn tỷ đồng.

Đánh giá về MobiFone, đại diện một CTCK cho rằng, MobiFone có giá trị thực tế lớn hơn nhiều so với các DN lớn khác. Giá trị nội tại lớn, nhiều tài sản và thương hiệu mạnh.

Theo một số NĐT, MobiFone có nhiều lợi thế hơn nhiều đại gia lớn như MSN, Vietnam Airlines, Vietcombank… cả về quy mô, tài sản thực, tiềm năng lẫn lợi nhuận. MobiFone không chỉ có lợi thế về thương hiệu mà còn ở ngành nghề hoạt động, ở lợi nhuận trông thấy hàng năm, niềm tin của khách hàng và nhóm khách hàng mà DN phục vụ.

Ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Phó Tổng giám đốc PNT International Auditing Co., Ltd - người từng tiếp cận với tình hình kinh doanh của nhiều tập đoàn, tổng công ty và DN lớn trong nước, cho rằng, giá trị của các DN viễn thông trong đó có MobiFone rất lớn, không thuần túy ở các số sách kế toán. Giá trị nằm ở quy mô DN, doanh thu, sản lượng, độ phủ sóng, số lượng thuê bao, dân số Việt Nam so với khu vực, lợi nhuận, khách hàng, đối tượng khách hàng, tiềm năng…

“Khác với các DN viễn thông khác, MobiFone đã khấu hao hết theo hợp đồng hợp tác với đối tác nước ngoài. Do vậy, lợi nhuận của DN này thường lớn, gấp vài ba lần so với các DN khác cùng ngành, cũng như các DN ở lĩnh vực khác. Vì là mạng đầu tiên nên khách hàng thường là các DN lớn. Đây là các điểm rất thuận lợi khi định giá DN”.

M. Hà