Dòng vốn ngoại ồ ạt đổ vào trong cả chục năm qua nhưng mức độ hưởng lợi của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế Việt khá thấp. Tính kết nối giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam thấp, thậm chí còn thua kém sự kết nối của 2 thành phần này ở cả Lào và Campuchia.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018 được tổ chức vào ngày 4/7 tại Hà Nội sẽ có chủ đề “Liên kết doanh nghiệp trong nước và nước ngoài - hợp tác hướng tới lợi ích chung”, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết.

Đây là vấn đề không hề mới nhưng được chọn là chủ đề chính cho một diễn đàn đối thoại quan trọng giữa doanh nghiệp và Chính phủ, do VCCI, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức.

Diễn đàn VBF lần này sẽ tập trung vào 3 phiên thảo luận chính, gồm: Tiến tới chuỗi giá trị, Giải quyết những thách thức về công nghệ, Tăng trưởng tài chính bền vững. 

{keywords}
 

Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách trong thực thi pháp luật và chuẩn bị tổng kết 30 năm chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, Diễn đàn VBF sẽ là cơ hội thể hiện mạnh mẽ cam kết của Chính phủ chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy môi trường đầu tư ở Việt Nam hiệu quả hơn, bền vững hơn, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trước thềm VBF, ông Vũ Tiến Lộc cho biết, tính kết nối giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam rất thấp, thậm chí còn thua kém sự kết nối của 2 thành phần này ở cả Lào và Campuchia.

Theo đó, theo nghiên cứu của WEF, năng lực hấp thụ công nghệ Việt Nam xếp thứ 93, hệ số chuyển giao công nghệ 89, độ sâu là 106, các chỉ số này có liên kết lỏng lẻo doanh nghiệp FDI và trong nước thua cả Lào và Ccampuchia.

Thông tin mới nhất mà ông Lộc đưa ra sau Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Thái Nguyên cho biết, Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc sẽ đưa 200 nhà cung ứng từ nước ngoài vào Việt Nam để cung ứng các sản phẩm phụ trợ cho hoạt động sản xuất của Samsung tại Việt Nam.

Theo ông Lộc, đây là một tin mừng nếu xét theo khía cạnh dòng vốn vào Việt Nam. Nhưng cũng là một tin buồn bởi nó cho thấy thực trạng và vị trí yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trên thực tế, vấn đề kết nối yếu kém giữa 2 thành phần kinh tế FDI và doanh nghiệp trong nước đã các chuyên gia trong và ngoài nước, cũng như VCCI mà cụ thể là ông Vũ Tiến Lộc nói ròng rã trong nhiều năm qua nhưng dường như vẫn chưa có nhiều chuyển biến. 

{keywords}
 

Ông Vũ Tiến Lộc từng nhận mạnh nhiều lần rằng, Việt Nam hội nhập sâu rộng nhưng tại sao doanh nghiệp nội vẫn “cô đơn”, không “kết hôn”… được với các doanh nghiệp ngoại khác… Câu chuyện buồn này được nhắc lại nhiều lần và là chủ đề trong VBF năm nay.

Ông Tomasso Andreatta, đồng chủ tịch VBF năm nay và là Phó Chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết, chủ đề năm nay được lựa chọn như một sự xoay vòng. Trong các năm trước, chủ đề thị trường tài chính, ngân hàng, vốn… thường được đề cập đầu tiên còn năm nay xuống dưới cùng không phải vì các thị trường này “hết vấn đề”.

Ông Vũ Tiến Lộc cho biết ông luôn bị dằn vặt với câu chuyện làm thế nào để doanh nghiệp trong nước lớn lên và muốn doanh nghiệp trong nước chưa “kết hôn” được với doanh nghiệp FDI, nhưng thời gian qua khu vực FDI vẫn được coi như ốc đảo.

Ông Lộc cho biết, tại VBF giữa kỳ năm nay, sẽ có kiến nghị của 16 hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước, những kiến nghị có thể đã được nhắc tới nhiều nhưng thực tế vẫn chưa được tháo gỡ vì liên quan tới sửa Luật, nhiều quy định pháp luật chồng chéo, có nhiều cách giải thích và thực khác nhau đang làm khó cho doanh nghiệp.

Năm nay, chủ tịch VCCI cũng đề cập tới một khái niệm mới: Chuỗi cung ứng có trách nhiệm. Theo đó, ông muốn Thái Nguyên hay Samsung chẳng hạn có thể trở thành điển hình xây dựng chuỗi cung ứng có trách nhiệm tại Việt Nam.

Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp FDI như Samsung sẽ không chỉ đóng góp ngân sách, tạo việc làm… mà cần hình thành liên minh doanh nghiệp trong và ngoài nước và cần thể hiện trách nhiệm bằng cách xây dựng chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp FDI và trong nước.

Theo ông Lộc, khi nghiên cứu chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI,  VCCI có nghiên cứu chỉ số năng lực quản trị của doanh nghiệp, cho thấy trình độ quản trị khá thấp.

Chủ tịch VCCI đề nghị, Chính phủ có thêm các chương trình hỗ trợ kết nối, có thể bắt đầu với các quỹ hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp Việt và có thể lựa chọn những doanh nghiệp tiềm năng nhất.

M. Hà

Tin xấu ập đến: Đại gia Lê Phước Vũ, tỷ phú Trần Đình Long mất tiền tấn

Tin xấu ập đến: Đại gia Lê Phước Vũ, tỷ phú Trần Đình Long mất tiền tấn

Những tin xấu dồn dập đang khiến nhiều cổ phiếu và túi tiền của các đại gia Việt, trong đó có ông Lê Phước Vũ, bốc hơi không ngừng nghỉ. Vận đen thập kỷ đang bủa vây các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt.

Đại gia Hồ Xuân Năng mất 330 triệu USD, cú thụt két khó đỡ

Đại gia Hồ Xuân Năng mất 330 triệu USD, cú thụt két khó đỡ

Doanh nghiệp của đại gia Hồ Xuân Năng, thường được gọi là “Năng Do Thái” quyết định tung tiền mua cổ phiếu sau khi túi tiền của vị tỷ phú USD tương lai bỗng sụt giảm mất hàng trăm triệu USD trong một thời gian ngắn.

Ông lớn quyền lực thế giới đổ tiền chi phối đại gia Việt

Ông lớn quyền lực thế giới đổ tiền chi phối đại gia Việt

Quỹ đầu tư quyền lực nhất trên thị trường tiếp tục đổ tiền vào các doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam bất chấp xu hướng rút vốn đang diễn ra ồ ạt tại các thị trường mới nổi và cận biên.