heo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhiều quốc gia vào Việt Nam đang thay đổi. Trong đó, vốn của Singapore tăng mạnh hơn 5,6 tỷ USD, bình quân mỗi dự án cấp mới đạt con số kỷ lục hơn 1.000 tỷ đồng.

6 tháng qua, Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam hơn 2,4 tỷ USD, đứng thứ 2 trong danh sách. Trong đó, đầu tư vào dự án mới đạt 85 dự án, số vốn hơn 1,65 tỷ USD. Bình quân, mỗi dự án đầu tư của Nhật Bản là 441 tỷ đồng.

{keywords}
Các nhà đầu tư Trung Quốc tăng tốc đầu tư vào Việt Nam, hình thức quen thuộc vẫn là tăng mua bán doanh nghiệp cổ phần (Ảnh minh họa: Đỗ Linh).

Các nhà đầu tư Nhật Bản, Singapore cũng tăng cường đầu tư vào mua cổ phần, cổ phiếu của doanh nghiệp Việt. Trong 6 tháng qua, Hàn Quốc và Singapore đầu tư nhiều vốn nhất, trong khi đó Trung Quốc và các vùng lãnh thổ liên quan của nước này tiếp tục gia tăng đầu tư vào mua bán lại cổ phần doanh nghiệp Việt.

Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho thấy, trung bình mỗi dự án mua bán cổ phần doanh nghiệp Việt, các nhà đầu tư Nhật Bản bỏ khoảng 50 tỷ đồng, các nhà đầu tư Hồng Kông là 23 tỷ đồng, Đài Loan hơn 19 tỷ đồng, Hàn Quốc hơn 15 tỷ đồng, còn Trung Quốc chỉ 8,5 tỷ đồng.

Số vốn bình quân trên mỗi dự án của các nhà đầu tư Trung Quốc cho thấy họ đang tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, đầu tư số lượng là chính nhằm tìm hiểu thị trường.

Những năm trước đây, vốn Trung Quốc vào Việt Nam khá ít ỏi, chỉ 2-3 năm trở lại đây đầu tư của nước này vào Việt Nam mới tăng lên. Trong đó các ngành nghề như điện, điện tử, may mặc, giày dép, chế biến gỗ và giấy... đang chiếm đa số các dự án cấp mới.

Ngoài đầu tư trực tiếp, các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường mua bán các startup, doanh nghiệp cỡ nhỏ tại Việt Nam, trong đó nhiều nhất là cung ứng bán lẻ, thực phẩm, dược và chế biến thực phẩm.

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, lũy kế đến tháng 6, Hàn Quốc là nhà đầu tư số 1 ở Việt Nam với 72 tỷ USD vốn đầu tư tại hơn 9.100 dự án. Nhật Bản đứng thứ 2 khi đầu tư 63 tỷ USD với hơn 4.000 dự án. Singapore rót 62 tỷ USD với hơn 2.700 dự án.

Riêng Trung Quốc, số vốn tính đến hiện tại là hơn 19,7 tỷ USD, với hơn 3.200 dự án. Về số dự án đầu tư (trong đó có cả dự án mua cổ phần doanh nghiệp Việt), Trung Quốc đứng thứ 3 chỉ sau Hàn Quốc, Nhật Bản.

Nếu tính cả vốn đầu tư của Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc), vốn FDI từ Trung Quốc và các lãnh thổ liên quan vào Việt Nam hiện đạt 61,4 tỷ USD. Tổng vốn của cả Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông là hơn 81 tỷ USD, đứng đầu danh sách nhà đầu tư ở Việt Nam.

Cũng theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, số vốn đầu tư FDI của các nhà đầu tư thuộc châu Âu vào Việt Nam hiện đạt hơn 51 tỷ USD, trong đó nhiều nhất có thiên đường thuế Virgin (thuộc Anh) hơn 22,1 tỷ USD, Hà Lan hơn 10,3 tỷ USD. Còn lại các quốc gia khác như Anh chỉ đầu tư gần 4 tỷ USD, Pháp hơn 3,6 tỷ USD và Đức là hơn 2,2 tỷ USD.

Hiện Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), trong đó các cơ chế về đầu tư thông thoáng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế số vốn từ các thị trường này vẫn chưa tăng mạnh.

Theo các chuyên gia kinh tế, yếu tố cản trở gia tăng đầu tư của doanh nghiệp châu Âu vào Việt Nam chính là gia nhập thị trường và sở hữu trí tuệ. Các nhà đầu tư châu Âu chưa có nhiều chuỗi giá trị tại Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc gần đây. Trong khi đó, Trung Quốc sau thời gian tìm hiểu thị trường, các nhà đầu tư đã quen dần với tập quán kinh doanh và sẵn sàng chi tiền mua bán doanh nghiệp và đầu tư vào các ngành nghề có lợi nhuận để xuất khẩu.

(Theo Dân Trí)

Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 280 triệu USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 280 triệu USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 280 triệu USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc