Có xi măng là thắng lớn

"Ngành vật liệu xây dựng (VLXD) trong bối cảnh hiện nay có xi măng là thắng lớn. Với clinker cũng vậy, trước đây xuất khẩu chỉ có giá 18-20 USD/tấn, nay đã tăng lên trên 40 USD/tấn; còn xi măng rời, xi măng nghiền có giá xuất khẩu cao hơn rất nhiều", ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng chia sẻ tại buổi họp báo gần đây.

Theo ông Nam, các doanh nghiệp ngành xi măng đang "cười tươi" cả ở thị trường trong nước lẫn ngoài nước, đó là nhờ giá bán xi măng tăng gấp đôi so với năm 2017. Xi măng Việt đang thắng lớn nhờ được hưởng lợi từ chính sách bảo vệ môi trường ở Trung Quốc.

{keywords}

Bình thường, mỗi năm, nguồn cung của nước này có hơn 2 tỷ tấn xi măng, trong khi Việt Nam chỉ có khoảng hơn 90 triệu tấn, chưa bằng 1/20. Tuy nhiên, nếu trước đây, Trung Quốc vừa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước vừa xuất khẩu, thì vừa qua, riêng chính sách đóng cửa các nhà máy xi măng công suất nhỏ, gây ô nhiễm, tiêu hao năng lượng cao,... đã làm giảm sản lượng khoảng 300 triệu tấn.

Điều này khiến Trung Quốc từ một quốc gia xuất khẩu chuyển sang nhập khẩu xi măng. Vì vậy, dự báo năm 2019, các doanh nghiệp xi măng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có thể tăng hơn 30%, đạt hơn 30 triệu tấn, chưa kể xuất khẩu sang châu Phi và các quốc gia trong khu vực ASEAN.

Năm 2018 được xem là năm thành công của ngành xi măng. Theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), năm qua, sản phẩm xi măng tiêu thụ đạt khoảng 96,73 triệu tấn, tăng 19% so với năm 2017. Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 65,08 triệu tấn, tăng 9% so với năm 2017.

Cuộc đua quyết liệt giảm thừa cung

Cuối năm 2017, cả nước có 82 dây chuyền sản xuất xi măng với công suất thiết kế trên 90 triệu tấn. Năm 2018 dự kiến có thêm 3 dự án với công suất 10,1 triệu tấn, bao gồm dự án Xi măng Sông Lam dây chuyền 3,4 (giai đoạn 2) của Tập đoàn The Vissai công suất 3,8 triệu tấn/năm; Xi măng Kaitô Hà Tiên tại Bình Phước của ThaiGroup với công suất 4,5 triệu tấn; Xi măng Tân Thắng (Nghệ An) có công suất 1,8 triệu tấn/năm sẽ đi vào vận hành.

Với quy mô công suất cả trăm triệu tấn xi măng, trong khi thị trường trong nước chỉ hấp thụ được 65-67 triệu tấn/năm, thì sản lượng cung vượt cầu là khoảng 30 triệu tấn.

Theo dự báo của Tập đoàn xi măng SCG (Thái Lan), năm nay lượng tiêu thụ xi măng tại Việt Nam sẽ tăng lên 69-70 triệu tấn, tăng 6-7%. Trong đó, khu vực miền Trung năm 2108 tiêu thụ 13 triệu tấn, dự kiến năm nay lên 14,2-14,5 triệu tấn, chiếm hơn 10% tổng tiêu thụ của cả nước.

{keywords}

Theo Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung: “Cả nước hiện có 82 dây chuyền sản xuất xi măng với công suất thiết kế 99 triệu tấn, năng lực sản xuất thực tế trên 100 triệu tấn”.

Ngoài nhà máy Sông Gianh, SCG còn có một số nhà máy ở Đà Nẵng, Phú Yên và các đơn vị gia công khác. Như vậy, nguồn cung ra thị trường miền Trung của SCG có thể đạt đến 4-5 triệu tấn xi măng/năm. Tập đoàn Thái Lan này cũng có kế hoạch sẽ tham gia vào thị trường xi măng phía Nam do tiềm năng của thị trường còn lớn.

Sang năm 2019, cùng với Xi măng Tân Thắng, ngành xi măng có một số dự án trong thời kỳ đầu tư, đều có quy mô công suất lớn đang triển khai. Trong đó, Xi măng Sông Lam dây chuyền 3 và 4 (giai đoạn II) của Tập đoàn The Vissai, công suất 3,8 triệu tấn/năm tại Nghệ An, dự kiến năm 2020 hoàn thành,

Dây chuyền 2 của Xi măng Fico Tây Ninh, gồm một lò nung clinker công suất thiết kế 4.000 tấn/ngày, tương đương 1,26 triệu tấn/năm (có khả năng nâng cấp lên 5.000 tấn/ngày) và một công đoạn nghiền xi măng công suất 1 triệu tấn/năm, dự kiến hoàn thành trong năm 2021.

Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt, bài toán đặt ra là các doanh nghiệp cần có hướng đi riêng. Ông Nopporn Keeratibunharn, Tổng Giám đốc SCG, cho hay, SCG Super xi măng với công nghệ SCG Nano chính là giải pháp tối ưu, đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của thị trường về các sản phẩm xi măng chất lượng.

Đánh giá của các chuyên gia cho thấy, nếu các doanh nghiệp xi măng không có hướng đi riêng sẽ có thể đối mặt với dư cung và chật vật bán hàng ngay trên sân nhà. Theo dự báo, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì đến năm 2020 sẽ dư thừa từ 36-47 triệu tấn; còn theo dự báo trong quy hoạch, với khả năng tiêu thụ trong nước năm 2020 là 93 triệu tấn, sẽ dư thừa khoảng 25-36 triệu tấn.

Nam Hải