Nghề mua quần áo thời trang hiện khá thịnh hành ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Đúng như tên gọi, người làm công việc này chỉ cần đi khắp nơi lựa chọn đồ mới.

{keywords}

Theo Sina, Ding Yiou là chuyên viên shopping quần áo thời trang. Nhiệm vụ của cô là đại diện các doanh nghiệp hay nhãn hàng đi khắp thế giới, mua về những mẫu thiết kế mới và hút khách nhất, sau đó giao cho công xưởng sản xuất đại trà. Ding đôi khi cũng đóng vai trò người trung gian quảng cáo, bán sản phẩm.

{keywords}

Cô bén duyên với nghề nhờ đọc thông tin trên một tạp chí của Hong Kong khi là sinh viên năm nhất ngành Thiết kế thời trang của một trường đại học. Ding nhanh chóng thấy hứng thú với nghề này vì cô luôn ước mong được đi mua sắm ở khắp nơi trên thế giới.

{keywords}

Nguyên tắc nghề nghiệp của Ding là không chỉ có mua và mua. Cô cho rằng mình đóng vai trò như người định hướng cho khách hàng hiểu và cảm nhận nét đẹp sau mỗi bộ trang phục, khiến họ thấy cần nâng cao chất lượng cuộc sống.

{keywords}

Trước khi chính thức bước chân vào nghề này, Ding từng làm nhân viên bán hàng tại một cửa hàng thời trang ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Cô cho biết hai năm làm việc tại đó giúp cô tích lũy khá nhiều kinh nghiệm quý giá và hiểu biết về ngành kinh doanh thời trang.

{keywords}

Đến nay, Ding Yiou có thâm niên ba năm trong nghề mua sắm thời trang. Cô cho rằng bản chất của công việc là truyền tải những thông điệp của cuộc sống đến với khách hàng thông qua trang phục.

{keywords}

Ding kể cô từng làm việc cho một nhãn hàng thời trang Bắc Âu nổi tiếng với sản phẩm chủ đạo là đồ ren. Theo cô, những trang phục đó cho thấy sự tỉ mỉ, khoẻ khoắn, yêu đời và mạo hiểm. Ngoài ra, phong thái điềm tĩnh, trí tuệ ẩn chứa trong đó khá phù hợp với những cô gái thành thị.

{keywords}

Ding tiết lộ trong mỗi chuyến đi mua quần áo ở nước ngoài, ngoài việc lựa chọn những trang phục thời thượng, cô còn phải tính đến việc sản phẩm đó sẽ được khách hàng đón nhận ở mức độ nào. Bên cạnh đó, cô cũng phải tiến hành phân tích số liệu cụ thể về lượng tiêu thụ sản phẩm trung bình, yếu tố khiến nó được ưa chuộng, cũng như thị hiếu của khách hàng trong thị trường mình đang hướng tới...

{keywords}

Ding thường "xung đột" với chủ và nhân viên tại các cửa hàng quần áo bởi đặc thù công việc của cô là phải chụp rất nhiều ảnh. Cô cho rằng mua sắm không hề dễ dàng khi nó không đơn thuần là sở thích mà trở thành nguồn kiếm sống.

{keywords}

“Công việc này ảnh hưởng khá nhiều tới tâm trạng của tôi. Tôi rất vui khi khách hàng hài lòng với sản phẩm mình chọn, thấy thất vọng khi họ phản hồi không tốt. Trong những trường hợp đó, tôi thường kiểm điểm bản thân xem mình đã sai ở chỗ nào và tìm cách giải quyết tốt nhất”, Ding Yiou chia sẻ.

{keywords}

Mỗi khi căng thẳng, mệt mỏi, cô gái Trung Quốc thường đọc sách, vẽ tranh hay đi xem triển lãm hội hoạ.

{keywords}

Cô cũng thường xả stress bằng cách mua những vật dụng xinh xắn. Bởi đối với cô, cái đẹp có thể giải toả muộn phiền và hàn gắn nỗi đau.

{keywords}

Ding cho rằng mỗi người có thể tôi rèn gu thẩm mỹ. Chính vì vậy, con người nên không ngừng tìm kiếm cái đẹp quanh mình để nâng cao cách thưởng thức cũng như cảm nhận về nó.

“Tôi muốn thử thách bản thân ở nhiều vai trò khác nhau khi còn trẻ, rồi dần trở lại với niềm đam mê vẽ tranh khi bước sang tuổi 40”, Ding tâm sự.

(Theo Zing)