Giãn cách xã hội kéo dài khiến nguồn thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng lớn, thậm chí nhiều người đã mất việc, nhiều người mua nhà trả góp đang phải đứng trước áp lực trả nợ, đặc biệt là những trường hợp đi vay mua nhà tới 70% giá trị căn hộ. Phân khúc đang xảy ra tình trạng này nhiều nhất là các loại chung cư, nhà ở có giá từ 2 - 3 tỷ đồng.

Năm 2017, chị Trinh (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) mua căn hộ hơn 2 tỷ đồng, trả góp trong 15 năm với lãi suất hơn 10%/năm. Tuy nhiên, do thời gian giãn cách xã hội kéo dài, cửa hàng kinh doanh tạm đóng cửa khiến thu nhập gần như bằng 0, khoản nợ gốc và lãi vay hàng tháng trở thành gánh nặng với chị.

"Tôi có trao đổi với ngân hàng, họ thông báo là tính đến thời điểm hiện tại chưa có hình thức nào để hỗ trợ cho nhóm đối tượng khách hàng giống như tôi. Cụ thể là họ cũng không có hình thức giãn thời gian thanh toán hoặc giảm lãi suất hay chỉ là trả dư nợ gốc thôi", chị Trinh nói.

{keywords}
Nhiều người mua nhà trả góp đang phải đứng trước áp lực trả nợ. Phân khúc đang xảy ra tình trạng này nhiều nhất là các loại chung cư, nhà ở có giá từ 2 - 3 tỷ đồng. Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí.

Tương tự, chị Thy (quận 7, TP Hồ Chí Minh) mua căn nhà với khoản vay ngân hàng 1 tỷ đồng. Tính cả phần nợ gốc và lãi mỗi tháng chị phải trả 25 triệu đồng, chiếm khoảng 40% chi tiêu của cả gia đình.

Dịch bệnh khiến thu nhập của hai vợ chồng giảm gần một nửa, nếu trả góp khoản vay mỗi tháng thì số tiền còn lại dành sinh hoạt thiết yếu chẳng còn là bao. Do đó, chị mong ngân hàng có thể hỗ trợ trong giai đoạn này.

Chị Mai Thy nói: "Trong thời gian dịch bệnh cho đến khi dịch bệnh ổn định và công việc quay lại, thì sẽ được ngừng trả khoản gốc hoặc chỉ trả khoản lãi trong thời điểm này thôi. Nói chung phần nào nhỏ hơn ngân hàng ưu tiên cho phần đó trước tại vì có những người họ vừa mới vay khoản lãi sẽ lớn hơn khoản gốc rất nhiều".

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho biết, nhóm khách hàng mua nhà giá trên dưới 2 tỷ đồng đa số là để ở thực. Người mua sử dùng đòn bẩy tài chính quá lớn, khi vốn gốc chỉ có khoảng 30%, số còn lại là vay ngân hàng.

Do đó, khi dịch bệnh xảy ra sẽ tác động rất lớn đến khả năng chi trả hàng tháng. Hiệp hội kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 01 và 03 nhằm cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng và doanh nghiệp.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho biết: "Chúng tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn tiến độ trả lãi, giãn tiến độ trả nợ, không chuyển nhóm nợ xấu và áp dụng cho tất cả các khoản vay tính từ ngày 20/1/2020 đến 30/6/2022".

Trên cơ sở lãi suất tiền gửi bình quân hiện nay, HoREA cũng kiến nghị các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi cho vay khoảng 2%/năm cho các khách hàng là hợp tình hợp lý, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên.

(Theo VTV)

Người vay mua nhà lao đao trả nợ mùa dịch

Người vay mua nhà lao đao trả nợ mùa dịch

Nhiều người vay ngân hàng mua nhà trả góp đang gặp khó khăn do không có thu nhập, hoặc thu nhập bị giảm do dịch bệnh, đặc biệt là tại các địa phương đang giãn cách xã hội.