- Được xác định là dự án trọng điểm có ý nghĩa nhiều mặt của Bắc Ninh, dự án cải tạo nâng cấp sông Ngũ Huyện Khê được đầu tư gần 680 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2016. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa hoàn thành.

Dự án do Sở NN&PTN có tổng mức đầu tư gần 680 tỷ đồng được triển khai từ năm 2014, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016.

Dòng sông chết

Nhiều năm qua, sông Ngũ Huyện Khê bị hàng trăm cơ sở sản xuất giấy làng nghề Phong Khê, các nhà máy trong cụm công nghiệp Phong Khê 1 - 2, Phú Lâm “bức tử”. Dòng sông vốn cung cấp nước tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân nay giống như một cái mương thoát nước thải lộ thiên.

Sông Ngũ Huyện Khê có tổng chiều dài 24 km, vốn là con sông cung cấp nước tưới tiêu cho các hộ dân thuộc TP Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, Tiên Du (Bắc Ninh).

Từ nhiều năm trước, với chủ trương phát triển công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của tỉnh, làng nghề làm giấy Phong Khê phát triển nhanh chóng theo cấp số nhân. Đến nay, hầu như gia đình nào cũng có một bộ máy tái chế, sản xuất giấy.

{keywords}
Ô nhiễm, rác thải làng nghề khiến sông Ngũ huyện Khê bị bức tử.

Tất cả nước thải được các hộ thải trực tiếp ra cống, chảy xuôi theo hệ thống mương, rãnh ra sông. Chất thải rắn tích tụ đổ chất đống ở hai bên bờ sông hoặc đổ “trộm” ra ven quốc lộ. Suốt một đoạn sông dài hàng chục km từ làng nghề giấy Phong Khê đổ ra sông Cầu bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối nồng nặc và đổi mầu đen kịt.

Theo Sở TN-MT Bắc Ninh, mỗi ngày, từ làng nghề và các cụm công nghiệp, có khoảng 5.000 m3 nước thải đổ ra sông. Trong đó có nhiều loại độc tố có hàm lượng cao gấp hàng chục lần tiêu chuẩn cho phép, như: hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn từ 4,5 đến 11 lần; COD cao hơn từ 8 đến 500 lần; Pb cao hơn 5,5 lần…

Thực trạng trên khiến Bắc Ninh nhiều lần họp bàn tìm phương án xử lý, giải cứu “dòng sông chết”. Năm 2014, dự án cải tạo, nâng cấp sông Ngũ Huyện Khê UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tử Quỳnh khẳng định, đây là công trình thủy lợi không chỉ có ý nghĩa về dẫn nước, đảm bảo tưới tiêu, mà còn là công trình điều hòa trữ nước, cải tạo sinh thái và cảnh quan môi trường; biến dòng sông chết trở thành hồ trữ nước, điểm du lịch sinh thái của tỉnh.

Bắc Ninh yêu cầu sở NN&PTNT, Cty KTCTTL Bắc Đuống – hai đơn vị chủ đầu tư tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền vận động, giải phóng mặt bằng lòng sông cũng như 2 bên hành lang bờ sông tạo sự thông thoáng để triển khai dự án theo đúng tiến độ, cuối năm 2016 sẽ hoàn thành dự án.

{keywords}
Với mong muốn "cứu dòng sông chết", Bắc Ninh đã đầu tư gần 700 tỷ để thực hiện dự án trong vòng 2 năm (từ 2014-2016).

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dự án được kỳ vọng của Bắc Ninh vẫn chưa cán đích.

Nguyên nhân khách quan dự án chậm tiến độ, đó là trong quá trình thi công gặp nhiều khó khăn về thời tiết; lượng rác thải đổ ra sông Ngũ huyện Khê của các địa phương là rất lớn gây cản trở tiến độ thi công; công tác giải phóng mặt bằng chậm do người dân trồng cây cối trong lòng sông Ngũ Huyện Khê nên không có kinh phí bồi thường; một số đoạn đi qua khu nghĩa địa phải điều chỉnh tuyến…

Chậm tiến độ đến bao giờ?

Với tầm quan trọng của một dự án trọng điểm, Bắc Ninh đã tổ chức mời thầu đấu thấu công khai, chia làm các gói khác nhau. Một trong số các nhà thầu trúng thầu thi công gói thầu số 1 (Thiết kế và xây lắp (EC) của phần cứng hóa mặt đê, kè gia cố mái đê, xây dựng đập điều tiết Phú Lâm, xử lý mối và các ẩn họa thân đê (Dự án Cải tạo, nâng cấp sông Ngũ Huyện Khê thuộc hệ thống thủy nông Bắc Đuống) là Công ty Thủy lợi I (trụ sở ở khu 2, phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh).

{keywords}
Biên tổng thể dự án cải tạo sông gần 700 tỷ đồng.

Gói thầu này có giá trị hợp đồng là gần 379 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh làm chủ đầu tư.

Trong đó, giá trị hợp đồng thực hiện của Công ty Thủy lợi I là hơn 182,7 tỷ đồng, tương đương hơn 48% tổng giá trị hợp đồng gói thầu.

Theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm trong hồ sơ mời thầu, doanh thu bình quân hằng năm từ hoạt động xây dựng tối thiểu là 557,631 tỷ đồng, trong vòng 3 năm 2012, 2013, 2014. Đối chiếu với tỷ lệ tham gia trong hợp đồng, doanh thu bình quân của Công ty Thủy lợi I tối thiểu là 268,7 tỷ đồng.

{keywords}
Một trong những nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ là năng lực yếu kém của nhà thầu thi công - Công ty Thủy lợi I?

Công ty Thủy lợi I đã kê khai hồ sơ năng lực với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 là hơn 280 tỷ đồng; gửi kèm theo đó là bản sao báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 có doanh thu tương tương ứng, thể hiện được lập ngày 31/12/2014.

Tuy nhiên, tại một bản báo cáo tài chính hợp nhất cũng được lập cùng ngày (31/12/2014) của Công ty Thủy lợi I doanh thu của đơn vị này là hơn 191,8 tỷ đồng. Trong khi đó, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh lại cho biết, tổng doanh thu năm 2014 của Công ty Thủy lợi I chỉ hơn 151,3 tỷ đồng.

Sau nhiều lần chậm tiến độ, thông tin trên báo chí, BQL DA Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Ninh cho biết, chủ đầu tư đã xin gia hạn hoàn thành công trình lần 2 vào cuối năm 2018. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay, người dân không biết đến bao giờ mới xong dự án để thoát khỏi cảnh sống ô nhiễm bên dòng sông chết.

Thái Bình

Siêu dự án đắp chiếu nợ chục ngàn tỷ, không biết bao giờ trả hết

Siêu dự án đắp chiếu nợ chục ngàn tỷ, không biết bao giờ trả hết

Hàng chục nghìn tỷ vốn vay ngân hàng “chôn” vào các dự án ngàn tỷ thua lỗ, đắp chiếu, kém hiệu quả của ngành Công Thương chưa biết bao giờ thu hồi hết được. 

4 dự án ngàn tỷ chuyển công an, 2 nhà máy xin ra khỏi danh sách yếu kém

4 dự án ngàn tỷ chuyển công an, 2 nhà máy xin ra khỏi danh sách yếu kém

Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, cho phép đưa ra khỏi danh sách các dự án kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đối với 2 dự án. 

Môi giới lừa đảo, rao bán dự án ngàn tỷ ở Thủ Thiêm

Môi giới lừa đảo, rao bán dự án ngàn tỷ ở Thủ Thiêm

Một dự án có tổng mức đầu tư khoảng 7.300 tỷ đồng, tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đang được môi giới rao bán và nhận tiền của khách hàng. Tuy nhiên, chủ đầu tư công bố hoàn toàn chưa có chuyện bán hàng

Dự án ngàn tỷ thua lỗ: Nước cuối cùng là cho phá sản

Dự án ngàn tỷ thua lỗ: Nước cuối cùng là cho phá sản

Trong số 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả ngành Công Thương, có 4 dự án sản xuất phân bón thuộc Tập đoàn Hóa chất (Vinachem).

5 dự án ngàn tỷ 'đắp chiếu của PVN giờ ra sao?

5 dự án ngàn tỷ 'đắp chiếu của PVN giờ ra sao?

5 dự án ngàn tỷ đắp chiếu, kém hiệu quả của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện đã phương án cứu vớt. Nhưng sẽ còn cần nhiều thời gian mới có kết quả đầu tiên.