Việt Nam trong "dòng chảy" phát triển bền vững

Trong bối cảnh những vấn đề toàn cầu như môi trường, rác thải, biến đổi khí hậu... ngày càng trầm trọng, nhiều nền kinh tế lớn đang cùng nhau chung tay hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều chương trình hành động mang tầm quốc gia và khu vực được thực hiện dưới định hướng 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.

Không nằm ngoài dòng chảy, Việt Nam cũng chú trọng và liên tục thăng hạng về kết quả thực hiện SDGs trong giai đoạn 2016-2020. Thực hiện quyết tâm cao đó, Việt Nam đã  xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia theo chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Hài hòa giữa phát triển kinh tế và các cam kết môi trường toàn cầu là thách thức không nhỏ. Để đạt được mục tiêu này không chỉ cần đến từ vai trò hoạch định chính sách và chương trình hành động từ phía Chính phủ, mà còn là vai trò thực thi chiến lược kinh doanh bền vững từ phía doanh nghiệp và cả sự ủng hộ của cộng đồng.

Kinh doanh bền vững, tiêu dùng bền vững

{keywords}
 Thực thi chiến lược ESG 4 Plus phát triển bền vững

Theo số liệu từ VCCI (2019-2021), các doanh nghiệp áp dụng bộ chỉ số về phát triển doanh nghiệp bền vững (CSI) vào quản trị đều có triển vọng ổn định về sản xuất kinh doanh và có khả năng hồi phục, phát triển nhanh hơn sau giai đoạn Covid-19.

Hiện nay, các doanh nghiệp lớn, đang tích cực xây dựng và thực hiện những chiến lược phát triển kinh doanh theo định hướng phát triển bền vững. Tập đoàn SCG đã cam kết mục tiêu ESG 4 Plus, bao gồm: hướng đến Phát thải ròng bằng không (Set Net - Zero), Phát triển Xanh (Go Green), Giảm bất bình đẳng (Reduce Inequality) và Thúc đẩy sự hợp tác (Embrace Collaboration).

Theo đó, khoản đầu tư tương đương 47 nghìn tỷ đồng được triển khai trên quy mô khu vực với sự tham gia của các công ty thành viên tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ thúc đẩy năng lượng sạch, cung cấp cấp những cải tiến mới thân thiện với môi trường.

Thông qua mục tiêu này, DN sẽ tăng cường sử dụng năng lượng carbon thấp trong sản xuất, đầu tư vào nền tảng công nghệ khai thác năng lượng. Cùng với đó, DN cũng kiến tạo nhiều sáng kiến, cải tiến các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và đạt tiêu chuẩn Giải pháp Xanh CPAC (CPAC Green Solution), chứng nhận SCG Green Choice…

{keywords}
Những loại bao bì đảm bảo an toàn thực phẩm, có thể tái chế và phân hủy sinh học 100% đang được ứng dụng rộng rãi.

Doanh nghiệp cũng góp phần đưa những định hướng vĩ mô từ chính phủ trở nên gần gũi hơn với người dân. Nói cách khác, doanh nghiệp là cầu nối giữa Chính phủ và người dân để thay đổi nhận thức và xây dựng thói quen cho thế hệ người tiêu dùng phong cách mới ở Việt Nam.

Những tập đoàn đa quốc gia có mặt ở Việt Nam như: như Dow Việt Nam, SCG và Công ty Hóa dầu Long Sơn (LSP) và Unilever Việt Nam tham gia Hợp tác công tư (PPC) xây dựng nền kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải nhựa và triển khai nhiều kế hoạch nhằm lan tỏa tinh thần phát triển bền vững ra cộng đồng.

Dự án Phân loại rác tại nguồn của tập đoàn SCG và Công ty Hoá dầu Long Sơn, tập trung nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ được thí điểm ở trường Tiểu học Long Sơn 1&2, tại Xã Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thu hút gần 1000 học sinh tham gia qua nhiều hoạt động bổ ích, mang về 1,5 tấn rác thải được phân loại. Sự thành công này đã làm tiền đề cho dự án được mở rộng sang giai đoạn 2 với dự án Giải cứu rác thải cụ thể là cuộc thi ảnh ‘Tôi chọn "Giảm rác - Tăng xanh" mỗi ngày!’

Không bó hẹp ở phạm vi học sinh, cuộc thi dành cho thế hệ trẻ cùng lan tỏa ý tưởng biến rác thải thành rác không thải để ứng dụng vào đời sống hằng ngày. Đã có nhiều giải pháp được đưa ra, nổi bật là ý tưởng làm chậu cây từ chai nhựa của hot blogger SunHuyn, cách sửa lại những đồ gốm sứ bị hỏng nhờ phương pháp Kintsugi của Nhật… là động lực cho hành trình Giảm rác - Tăng xanh và lan tỏa lối sống bền vững trong cộng đồng.

 Hoàng Minh

Đủ thứ rác thải bỏ đi, lên chợ mạng bán thu tiền triệu

Đủ thứ rác thải bỏ đi, lên chợ mạng bán thu tiền triệu

Vỏ trứng, vỏ lạc, tro, rơm rạ,... những thứ phế phẩm sau thu hoạch đang bỏ đi nhưng khi đưa lên mạng lại bán có giá.