Trưởng phòng Tàu sông (Cục Đăng kiểm – Bộ GTVT) Đỗ Trung Học giải thích với VietNamNet, việc cấp chứng nhận đăng kiểm cho tàu bằng vật liệu PPC không khác gì câu chuyện “con gà hay quả trứng có trước”.

Việt Nam đi đầu thế giới

Theo ông Đỗ Trung Học, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành Bộ quy chuẩn áp dụng cho phương tiện thủy chế tạo bằng vật liệu PPC. Trên thế giới chưa từng có quốc gia nào ban hành được bộ quy chuẩn này.

{keywords}
Trường phòng Tàu sông (Cục Đăng kiểm Việt Nam), ông Đỗ Trung Học.

Vì những vướng mắc trong đăng kiểm thủy bằng vật liệu polypropylene copolymer (PPC) mới đây,  Công ty cổ phần Công nghệ Việt Sẽ (Vũng Tàu) của ông Vũ Văn Đảo – người đang có đơn kêu cứu gửi Thủ tướng Chính phủ.

Việc kêu cứu này xuất phát từ việc, hàng loạt tàu thủy đóng bằng vật liệu PPC đã sản xuất ra nhưng chưa được Cục Đăng kiểm cấp chứng nhận đăng kiểm để hoạt động, đang phải “đắp chiếu” do quy định của văn bản, đặc biệt là từ khi Thông tư 43 của Bộ GTVT được ban hành với những quy định “trói chân doanh nghiệp”.

Nói về cơ sở đưa ra bộ quy chuẩn này,  Trưởng phòng Tàu sông, ông Đỗ Trung Học giải thích: Tổ công tác để xây dựng quy chuẩn này được thành lập từ ngày 05/6/2015 theo sự chỉ đạo của Bộ GTVT.

{keywords}
Tàu chế tạo từ vật liệu PPC được chính Cục Đăng kiểm đánh giá cao tại các báo cáo gửi Bộ GTVT.

Trong 2 năm 2015 - 2016, Tổ công tác này đã tiến hành nhiều nghiên cứu, thí nghiệm; tổ chức đoàn thăm và làm việc với các tổ chức đóng tàu PPC ở nước ngoài trong đó có lấy tài liệu và thông tin của công ty Rochling (Cộng hòa Séc) để làm căn cứ xây dựng Quy chuẩn.

“Hai doanh nghiệp trong nước nhập nguyên liệu PPC, thiết bị, công nghệ và dùng PPC để chế tạo thử nghiệm phương tiện tàu thủy nội địa trước khi Thông tư 43 được ban hành.

Khi đó, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đăng kiểm thực hiện việc giám sát kỹ thuật và cấp giấy chứng nhận đăng kiểm cho 13 phương tiện chở người do 2 đơn vị này chế tạo để hoạt động thử nghiệm, làm cơ sở thu thập dữ liệu và kinh nghiệm cho việc xâu dựng quy chuẩn với mục tiêu áp dụng cho mọi loại phương tiện thủy chế tạo bằng PPC.

11 phương tiện có sức chở 12 người trở xuống (không kể thuyền viên và người điều khển phương tiện) đến nay đều rất an toàn; các đơn vị sử dụng không có phản hồi hay thông báo về việc có khiếm khuyết gì.

{keywords}
Công văn chỉ đạo của VPCP yêu cầu Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng trước 9/6/2017 về nội dung phản ánh của doanh nghiệp lên Thủ tướng.

2 phương tiện lớn hơn (tàu chở khách Ferry 42 (sức chở 32 người không kể thuyên viên) và Ferry 56 (sức chở 56 người không kể thuyền viên) hiện đang là những tàu khách PPC lớn nhất thế giới, tuy nhiên quá trình thử nghiệm thì có xuất hiện sự cố” – ông Học cho biết.

Sự cố này, theo ông Học là sự cố về động cơ, máy móc của hai phương tiện đang chạy thử nghiệm. Trước câu hỏi, đó là những sự cố về máy móc chứ không phải sự cố liên quan tới thân tàu chế tạo bằng vật liệu PPC, ông Học giải thích, do là một khối tổng thể nên nó “có liên quan”.

Trong lúc đang "mày mò" để ban hành ra bộ quy chuẩn nhưng Cục Đăng kiểm lại cho “đăng kiểm thử nghiệm” phương tiện được chở người để… thí nghiệm, ông Học giải thích, nó giống như câu chuyện con gà và quả trứng, cái nào có trước?!.

“Muốn biết nó như thế nào thì phải thử nghiệm. Còn, việc cho phép các phương tiện đó được chạy thử nghiệm có chở người, chúng tôi cũng yêu cầu đơn vị sử dụng phải có các thiết bị cứu hộ như phao bơi, công cụ chữa cháy…

Nếu không cho nó thử nghiệm chở người thì làm sao biết nó tốt hay xấu? Ngay như một nhãn thuốc mới ra đời, họ cũng phải thử nghiệm trên người rồi mới đưa ra thị trường”.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 9/6

Theo Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Trần Kỳ Hình, Cục này đã nhận được chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc chuẩn bị các nội dung báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo Công văn số 5178 ngày 19/5/2017 của Văn phòng Chính phủ liên quan tới đơn thư kêu cứu lên Thủ tướng của đơn vị đóng tàu PPC về việc Thông tư 43 cản trở sự phát triển của họ.

“Các phòng ban chuyên môn hiện đang chuẩn bị những nội dung này. Chúng tôi cũng đã có thông cáo báo chí gửi các cơ quan báo chí về sự việc” – Cục trưởng Cục ĐKVN cho biết.

Ngày 26/5, Cục này cũng soạn thảo văn bản số 2765 gửi Bộ trưởng Bộ GTVT để báo cáo nội dung trả lời các vấn đề chất vấn bằng văn bản của Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ngày 12/5/2017, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT hai nội dung tại văn bản số 118/BC-ĐĐBQH: 1. Cơ sở để ban hành Thông tư 43 quy định Quy chuẩn Kỹ thuật QG về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu PPC?; 2:Tại sao Công ty Việt – Séc (KCN Đông Xuyên, Tp.Vũng Tàu) gửi hồ sơ đăng kiểm tại Cục ĐKVN đến nay vẫn chưa giải quyết? Đề nghị Cục ĐKVN khẩn trương giải quyết để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.

Tại văn bản trả lời do Cục trưởng Cục ĐKVN ký cho biết, để tháo gỡ cho doanh nghiệp, Cục ĐKVN đã có hướng dẫn cụ thể cho cty Việt – Séc về việc thực hiện các công việc cần thiết nhằm đảm bảo công tác đăng kiểm cho phương tiện được thực hiện theo đúng quy định. Hiện nay, Cục ĐKVN đã hoàn thành việc xem xét hồ sơ thiết kế kỹ thuật và gửi nhận xét thiết kế cho công ty Việt Séc để hoàn thiện hồ sơ.

Doanh nghiệp đóng tàu kêu cứu lên Thủ tướng

Doanh nghiệp đóng tàu kêu cứu lên Thủ tướng

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã ban hành Thông tư số 43 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu PPC. 

Phá sản nhà máy đóng tàu Dung Quất, PVN sẽ mất ít nhất 5.000 tỷ đồng

Phá sản nhà máy đóng tàu Dung Quất, PVN sẽ mất ít nhất 5.000 tỷ đồng

 Kể từ khi nhận bàn giao DQS từ Vinashin, PVN đã chuyển cho DQS hơn 5.095 tỷ đồng bao gồm 1.900,5 tỷ đồng góp vốn điều lệ và gần 3.105 tỷ đồng thanh toán nợ.

Di Linh