2019, một năm cộng hưởng nhiều khó khăn ở trong nước, hàng loạt bất lợi từ quốc tế… đã đặt ra nhiều thách thức đối với phát triển kinh tế đất nước. Giữa những thiếu hụt nguồn lực, thiên tai, dịch bệnh, đổ vỡ của những sai lầm tích tụ… rồi ảnh hưởng tiêu cực của thương chiến, biến động bất lợi từ thị trường quốc tế, Việt Nam không chỉ vượt lên để đạt thành quả phát triển ấn tượng mà còn có những bước đi chiến lược tạo đà cho phát triển tương lai. Nỗ lực và bản lĩnh vượt khó đã cho thành quả xứng đáng, và hơn thế còn mở ra những cơ hội và sự tự tin phát triển cho tương lai.

Dấu ấn kinh tế 2019

Thực hiện: Diễm Anh - Tú Uyên

Nội dung: Kinh doanh | Ảnh: Sưu tầm

Dấu ấn kinh tế 2019

2019, một năm cộng hưởng nhiều khó khăn ở trong nước, hàng loạt bất lợi từ quốc tế… đã đặt ra nhiều thách thức đối với phát triển kinh tế đất nước. Giữa những thiếu hụt nguồn lực, thiên tai, dịch bệnh, đổ vỡ của những sai lầm tích tụ… rồi ảnh hưởng tiêu cực của thương chiến, biến động bất lợi từ thị trường quốc tế, Việt Nam không chỉ vượt lên để đạt thành quả phát triển ấn tượng mà còn có những bước đi chiến lược tạo đà cho phát triển tương lai. Nỗ lực và bản lĩnh vượt khó đã cho thành quả xứng đáng, và hơn thế còn mở ra những cơ hội và sự tự tin phát triển cho tương lai.

Dấu ấn kinh tế 2019

Mặc dù phải đối mặt với khó khăn thách thức cả trong và ngoài nước nhưng GDP 2019 đã ghi nhận sự tăng trưởng khá toàn diện và tích cực. Tốc độ tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và có những thời điểm lập kỳ lục trong những năm gần đây.


Đến hết quý III/2019, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2019 ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong 9 năm gần đây.

Dấu ấn kinh tế 2019

Dự báo cả năm, báo cáo của Chính phủ cho thấy: Tăng trưởng kinh tế ước đạt và có thể cao hơn mức ước thực hiện của Chính phủ là 6,8%, chất lượng tăng trưởng dần được cải thiện. Cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng chuyển biến theo hướng tích cực.Kinh tế vĩ mô xét trên các mặt như kiểm soát lạm phát, nợ công, cán cân xuất nhập khẩu và lao động việc làm đều có kết quả khả quan, làm cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng thu ngân sách vượt dự toán là 3,3%, chi cho đầu tư phát triển, đạt tỷ trọng 26,6% tổng chi ngân sách nhà nước. Đảm bảo chi cho giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ.

Dấu ấn kinh tế 2019

Những kết quả trên cũng được Quốc hội ghi nhận và đánh giá trong việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019, coi đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2016-2020.

Năm 2019, Tổng cục Thống kê cũng đã bắt đầu tiến hành đánh giá lại GDP cho sát thực hơn với tình hình kinh tế xã hội. Trên diễn đàn Quốc hội, Thủ tướng khẳng định, việc tính toán lại GDP là cần thiết, theo thông lệ quốc tế và công khai, minh bạch. Quy mô GDP mới sau tính lại tăng 25,5%, lên trên 310 tỷ USD.

Dấu ấn kinh tế 2019

Tuy nhiên, dữ liệu này chỉ áp dụng sau năm 2020 chứ không đưa vào các báo cáo số liệu của năm nay và sang năm, Bên cạnh đó, quy mô GDP tính lại chưa tính kinh tế ngầm, kinh tế chưa chính thức mà mới tính khu vực kinh tế bị bỏ sót, như các hộ kinh doanh cá thể, 76.000 doanh nghiệp trước đây chưa được đưa vào.


Dấu ấn kinh tế 2019

16h ngày 30/6/2019, hai hiệp định quan trọng giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu EU là Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) được ký sau gần 10 năm đàm phán với nhiều vòng đàm phán, thăng trầm.

Dấu ấn kinh tế 2019

Theo nghiên cứu, EVFTA sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng khoảng 20% vào 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định.

Dấu ấn kinh tế 2019

Cùng EVFTA, Hiệp định Bảo hộ đầu tư bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư đang chờ sự phê chuẩn của Nghị viện châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên mới có thể thực thi IPA.

Dấu ấn kinh tế 2019

Hàng loạt quy định đề cập trong IPA sẽ tạo điều kiện thúc đẩy dòng vốn đầu tư từ EU. Các cam kết về bảo hộ đầu tư, mở cửa thị trường còn cao hơn cả các cam kết trong WTO, hay cam kết về giải quyết tranh chấp trong quá trình đầu tư, thậm chí cả các quy định về một số hành vi mà Chính phủ không được làm, tránh làm phương hại đến lợi ích của nhà đầu tư... Các quy định này sẽ không chỉ thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU, mà còn từ các quốc gia khác.


Dấu ấn kinh tế 2019

Tháng 11, hé lộ về kho nhôm hơn 3,8 tỷ USD nguồn gốc Trung Quốc ‘âm mưu’ gian lận xuất xứ, đội lốt hàng Việt để xuất đi Mỹ bị chặn đứng đã làm mọi người giật mình.


Cùng với sức nóng của thương chiến Mỹ - Trung, các bộ ngành trong nước đã liên tục cảnh báo và áp dụng nhiều biện pháp mạnh chống gian lận xuất xứ. Nhiều phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo C/O (Chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa), ghi nhãn hàng hóa đã được cảnh báo và phát hiện.

Hải quan đã cảnh báo 15 nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận, giả mạo C/O cao. Bộ Công Thương cũng đã công bố Danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế. Tháng 7/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ".

Dấu ấn kinh tế 2019

Chưa bao giờ việc chống gian lận xuất xứ bảo vệ uy tín hàng hóa Việt Nam, bảo vệ nền sản xuất trong nước nóng bỏng như năm nay. Bởi chỉ một phút lơ là, nguy cơ bị đối tác nhập khẩu, đặc biệt là Mỹ, trừng phạt thì hậu quả khôn lường. Nhờ vậy, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các thị trường quan trọng vẫn được “chào đón”, và không ngừng mở rộng cả về giá trị lẫn sản lượng.

Dấu ấn kinh tế 2019

Ở trong nước, các vụ lớn về gian lận xuất xứ, giả mạo hàng hóa “made in Vietnam” để tiêu thụ trong nước cũng liên tục nóng. Một hãng thời trang gây sốc toàn thị trường khi bị nghi vấn cắt mác hàng Trung Quốc, hãng này đến nay đã âm thầm đóng cửa toàn hệ thống. Sự việc nhắc lại vụ án đình đám về gian lận xuất xứ Khaisilk vẫn chưa có kết quả xử lý cuối cùng

Ngăn chặn hàng nước ngoài, nhất là hàng Trung Quốc chất lượng kém “đội lốt” hàng Việt lừa dối người tiêu dùng là ngăn chặn guy cơ phá hoại nền sản xuất trong nước bảo vệ uy tín của những thương hiệu Việt.

Dấu ấn kinh tế 2019

Ầm ĩ nhất 2019 liên quan đến gắn mác made in VietNam và xuất xứ hàng hóa những nghi vấn quanh vụ Asanzo. Tranh cãi không chỉ giữa DN - cơ quan quản lý mà cả giữa cơ quan nhà nước về quy định xuất xứ, nhãn mác. Qua vụ Asanzo cho thấy chưa hề có quy định nào rõ ràng về việc này. Từ đây, đặt ra yêu cầu bức thiết cần có một văn bản quy phạm pháp luật để xác định thế nào là sản phẩm của Việt Nam, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam một cách rõ ràng và phù hợp nhất.


Dấu ấn kinh tế 2019

Sau khi Thủ tướng đồng ý mức giá bán điện của các dự án điện mặt trời là 2.086 đồng/kWh, chỉ trong thời gian ngắn, gần trăm nhà máy điện mặt trời ồ ạt vận hành. Lý do, mức giá này chỉ áp dụng cho các nhà máy vận hành trước tháng 7/2019.

Dấu ấn kinh tế 2019

Năm 2018 chỉ có 3 nhà máy điện đóng điện thành công. 3 tháng đầu năm 2019 thêm 5 nhà máy. Thế nhưng, từ tháng 4 đến tháng 6 có 81 nhà máy đóng điện vào hệ thống điện.

Như vậy, chỉ riêng 6 tháng năm 2019, có gần 90 nhà máy điện mặt trời hòa lưới. Công suất lắp đặt của các nhà máy điện mặt trời lên tới gần 4.500 MW (trong khi công suất nguồn điện cả nước là 45.000 MW). Các dự án tập trung chủ yếu tại Ninh Thuận và Bình Thuận.

Dấu ấn kinh tế 2019

Trong khi đó, lưới điện lại không theo kịp, khiến tình trạng quá tải lưới điện diễn ra trầm trọng. Nhiều máy biến áp, trục đường dây ở mức quá tải tới hơn 200%. Thậm chí, trục đường dây 110kV Tháp Chàm - Hậu Sanh - Tuy Phong - Phan Rí quá tải tới 260-360%... Khiến cho nhiều nhà máy điện không thể phát hết lên lưới lượng điện sản xuất được.

Sự bùng nổ của điện mặt trời phần nào đã cung cấp thêm sản lượng điện cho hệ thống, tuy nhiên mức đóng góp còn khiêm tốn (khoảng 2%). Điều này chưa xóa đi được nỗi lo thiếu điện thời gian tới.

Dấu ấn kinh tế 2019

Do gần như không có dự phòng nguồn điện nên trong năm 2020, Việt Nam có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện trong các tình huống nhu cầu dùng điện cao hơn dự báo; lưu lượng nước về các hồ thủy điện kém; nhiên liệu than, khí cho phát điện thiếu hụt so với dự kiến. Cảnh báo, từ 2021-2025 sẽ xảy ra thiếu điện nặng.

Trong 5 năm tới (2019-2023), theo quy hoạch cần đưa vào vận hành 30 dự án nhiệt điện than, khí với tổng công suất khoảng 28.800 MW. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có 8 dự án với tổng công suất gần 8.500 MW đang triển khai xây dựng; còn 22 dự án với tổng công suất 20.000 MW vẫn trên giấy nên khó có thể hoàn thành mục tiêu.

Dấu ấn kinh tế 2019

Cocobay Đà Nẵng tuyên bố ngừng chính sách cam kết lợi nhuận từ năm 2020 do khó khăn về dòng tiền, khung pháp lý condotel chưa cụ thể, hoạt động kinh doanh còn nhiều bất cập,... Thị trường BĐS 1 ảm đạm thêm cú giáng của Condotel khiến người mua hoang mang.

Dấu ấn kinh tế 2019

Từ 2017-2019, dự kiến trung bình mỗi năm có khoảng 30.000 căn condotel được chào bán, trong đó tập trung chủ yếu ở các thành phố biển như Nha Trang, Đà Nẵng,... Tuy nhiên, thiếu căn cứ pháp lý, chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định là thực tế không mới của condotel. Điều đáng nói, nếu nội dung mua bán của các hợp đồng góp vốn bị coi là vô hiệu, thì người mua đứng trước nguy cơ trắng tay.

Dấu ấn kinh tế 2019

Trong khi đó, đất nền vốn được xem là “của để dành” đáng giá nhưng sau sự kiện Alibaba cũng bị sốc nặng. Việc bắt giữ Nguyễn Thái Luyện và Nguyễn Thái Lĩnh đã làm rúng động hàng ngàn khách hàng, khi họ tin những lời đường mật để mua dự án “ma”. Qua sự việc của Alibaba, DN làm ăn bất chính "thụt vòi", DN làm ăn nghiêm túc thì cầm cự để chờ thời.

Dấu ấn kinh tế 2019

Trước đó, hồi đầu năm, thị trường địa ốc xôn xao khi “đại gia điều cày” Lê Thanh Thản bị khởi tố liên quan tới loạt sai phạm tại các dự án do Mường Thanh làm chủ đầu tư. Hàng ngàn người mua căn hộ tại các dự án xảy ra sai phạm không được cấp sổ đỏ bởi tập đoàn này chưa khắc phục triệt để các sai phạm.

Không chỉ vậy, loạt đại gia liên quan tới đất vàng cũng vướng vào lao lý như bà chủ công ty bất động sản Angel Lina, nguyên giám đốc Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP.HCM, Công ty cổ phần đầu tư Lavenue,...

Dấu ấn kinh tế 2019

2019 là năm thứ ba liên tiếp ngành thịt lợn trị khoảng 10 tỷ USD bị khủng hoảng. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường gọi đây là năm sóng gió nhất trong lịch sử ngành chăn nuôi khi phải đối diện với dịch bệnh và cơn “bão giá” thịt lợn.

Dấu ấn kinh tế 2019

Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xuất hiện khoảng 100 năm nay, khiến cả thế giới khiếp sợ vì lây lan nhanh nhưng lại chưa có vắc xin cũng như thuốc đặc trị. Lợn bị bệnh này sẽ chết 100%.

Những ổ dịch DTLCP xuất hiện đầu tiên tại nước ta vào tháng 2/2019. Đến tháng 9, DTLCP lây lan ra khắp 63 tỉnh thành. Khoảng 6 triệu con lợn đã bị tiêu hủy.

Dấu ấn kinh tế 2019

Thời đỉnh điểm, người nông dân gần như kiệt sức. Nhiều hộ chăn nuôi trắng chuồng vì lợn chết sạch. Lãnh đạo các địa phương đứng ngồi không yên khi ngân sách hỗ trợ tiêu hủy lớn chưa từng có. Giá thịt lợn chạm đáy, chỉ 25.000-28.000 đồng/kg. Khi đó, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã lên tiếng kêu gọi người tiêu dùng không nên quay lưng với thịt lợn, DN hỗ trợ mua lợn cấp đông để chặn đà giảm giá.

Dấu ấn kinh tế 2019

Từ tháng 6, giá thịt lợn bắt đầu hồi phục. Song, ngành chăn nuôi và người tiêu dùng lại phải đối mặt với nỗi lo khan hiếm vì dịch bệnh, thịt lợn tăng giá từng ngày. Đến nay, có địa phương giá lợn hơi đã chạm mốc 80.000 đồng/kg, bán lẻ đến tay người mua là 140.000-200.000 đồng/kg, thậm chí 280.000 đồng/kg.

Bộ NN-PTNT phải họp khẩn với các DN chăn nuôi để ổn định giá thịt lợn. Chính phủ đốc thúc, yêu cầu bộ ngành tính toán chuyện nhập khẩu thịt lợn để đảm bảo cung cầu. Tuy nhiên, dù giá lợn tăng cao vẫn không bù được phần thiệt hại trong suốt thời gian nửa đầu năm khi giá lợn chạm đáy, nông dân phải tiêu hủy tới vài triệu con lợn.

Dấu ấn kinh tế 2019

Hàng không Việt Nam những năm gần đây luôn tăng trưởng nóng ở mức hai con số. Bamboo Airways mở đầu 1 năm sôi động khi khai thác chuyến bay đầu tiên vào 1/2019. Sự xuất hiện của hãng bay tư nhân với máy bay thân rộng, phong cách trẻ trung, tốc độ tăng trưởng nhanh đã tác động lớn vào thị trường hàng không từng bị chi phối bởi thế chân vạc cả về chất lượng phục vụ, dịch vụ và cả giá mang lại lợi ích cho người dân. Sự hấp dẫn của “miếng bánh ngon” khiến các “ông lớn” nghìn tỷ không muốn bỏ lỡ. Vì thế, chỉ trong một năm, có tới 3 hãng hàng không xếp hàng chờ xin được cấp phép bay. Đó là Vietravel Airlines, Vinpearl Airlines và Kite Air.

Dấu ấn kinh tế 2019

Để được cấp phép hãng hàng không mới phải đảm bảo các yếu tố kinh tế kỹ thuật, con người,... với chi phí đầu tư lên tới cả ngàn tỷ, thực sự là một cuộc chơi “đốt tiền”. Nhưng để trụ được, các hãng còn phải chịu lỗ trong nhiều năm nữa.

Đến nay, cơ quan chức năng đã thẩm định từng hồ sơ, tất cả đã lọt qua vòng xét tuyển. Với 5 hãng hàng không hiện tại, nếu thuận buồm xuôi gió, sắp tới hàng không Việt Nam sẽ có tới 8 hãng. Thị trường sôi động hơn, cạnh tranh gay gắt hơn, nhưng hành khách được lợi nhất khi có nhiều cơ hội lựa chọn.

Dấu ấn kinh tế 2019

Tuy nhiên, sự quá tải về hạ tầng sân bay, như đường băng hỏng hóc, nhà ga chật chội, cạn slot,... và thiếu hụt về phi công, kỹ thuật viên, giám sát an toàn bay,... chính Cục Hàng không Việt Nam cũng phải khuyến cáo từng hãng về kế hoạch mua tàu bay, chọn sân bay căn cứ, đường bay hay chuẩn bị nhân sự...

Việc cùng lúc các hãng mới dồn dập ra đời với quy mô đội tàu bay tăng cao trong bối cảnh hạ tầng sân bay quá tải sẽ đặt ra nhiều thách thức. Đặc biệt, việc ồ ạt cấp phép cho các hãng hàng không mới sẽ tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng hàng không và đe dọa nguy cơ an toàn bay.

Dấu ấn kinh tế 2019

Do vậy, song song với việc cấp phép hãng bay mới, cần tăng cường thu hút đầu tư vào hạ tầng sân bay. Không chỉ là đầu tư công mà khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), đầu tư tư nhân... Chỉ khi bài toán về hạ tầng sân bay và nhân lực được giải quyết đủ điều kiện đón nhận các tân binh, tạo ra cơ hội cạnh tranh quốc tế của thị trường hàng không Việt Nam.

Dấu ấn kinh tế 2019

Năm 2019, loạt dự án lớn, có tầm quan trọng quốc gia như cao tốc Bắc - Nam phía Đông, sân bay Long Thành, các dự án đường sắt đô thị,... được rục rịch chuẩn bị để triển khai trong thời gian tới.


Với dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, ngày 15/5/2019 đã phát hành hồ sơ mời sơ tuyển toàn bộ 8 dự án thành phần. Sau 2 tháng chuẩn bị hồ sơ, đến ngày 15/7/2019, có 60 nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển. Trong đó, số lượng nhà đầu tư có yếu tố Trung Quốc chiếm một nửa.

Dấu ấn kinh tế 2019

Trong điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước có mức tăng trưởng cao và ổn định, đồng thời đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông là dự án quan trọng quốc gia, ngày 14/9/2019, Bộ trưởng Bộ GTVT đã quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu quốc tế và chuyển sang đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.

Dấu ấn kinh tế 2019

Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, với số vốn đầu tư 4,7 tỷ USD, ngày 26/11/2019 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Dấu ấn kinh tế 2019

Theo đó, Quốc hội đồng ý đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Đáng lưu ý, Quốc hội giao Chính phủ xem xét, quyết định tổng mức đầu tư của dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Một loạt dự án đường sắt đô thị ở TP.HCM cũng được gỡ khó, tiếp tục thu xếp vốn để triển khai, sớm đi vào hoạt động. Riêng dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội đã hoàn thành hơn 90% nhưng chưa rõ thời gian đi vào vận hành thương mại.