Sân bay ngày càng là điểm bán hàng quan trọng. Tổ chức Generation Research cho biết trong năm 2018 đã có gần trăm tỷ euro hàng hóa được bán từ khu vực này. GR cũng ví đây là “lục địa thứ sáu của ngành thương mại”, là kênh phân phối quan trọng của các hãng thời trang danh tiếng.

Bruno Pavlovsky, người phụ trách mảng kinh doanh của nhãn hàng Chanel, nhận định: “Kênh bán hàng này hết sức hiệu quả. Hành khách đi lại bằng máy bay ngày càng nhiều và họ cũng dành nhiều thời gian cho việc mua sắm tại sân bay”.

Là nhãn hàng sang trọng của Pháp - đứng thứ hai thế giới về doanh số, chỉ sau Louis Vuitton, Chanel đã mở cửa hàng ở tư sân bay châu Á và thêm một cửa hàng nữa tại sân bay Heathrow (London - Anh). Hãng thời trang danh tiếng này sẽ mở thêm một cửa hàng tại sân bay Charles de Gaulle (Paris - Pháp) và ở Dubai.

Trong khi đó, dù bị ảnh hưởng của duy thoái kinh tế, hai năm qua doanh số của Gucci không đạt như kỳ vọng nhưng hãng vẫn lập kế hoạch mở chuỗi cửa hàng ở những sân bay lớn trên thế giới như Paris, Los Angeles, Dubai, Hongkong, Singapore,…

{keywords}
Nhiều sân bay trên thế giới đã trở thành điểm mua sắm ưa thích cho lữ khách.

Người phụ trách thương mại của hãng cho biết, nhãn hàng Gucci đã được các nhà phân phối bày bán trong các cửa hàng của họ, những nay hãng muốn tạo nên chuỗi cửa hàng cho riêng mình tại các sân bay, không lẫn lộn với các loại hàng khác. Có như vậy, doanh số mới tăng lên được.

Hermes đã kịp xây dựng hệ thống gồm 50 cửa hàng tại các sân bay trên khắp thế giới. Patrick Albaladejo, phó giám đốc điều hành Hermes, sân bay ngày đang là lựa chọn mua sắm của những người tiêu dùng ưa hàng xa xỉ.

Theo ông, kênh bán lẻ cho du khách chiếm phần đáng kể trong tổng doanh số của nhãn hiệu này. Chạy theo xu hướng, tập đoàn L’Oréal cũng thành lập bộ phận chuyên phục vụ bán lẻ cho du khách mà họ gọi là “lục địa thứ sáu” này. Doanh số từ kênh bán hàng này chiếm 15% tổng doanh thu ngành hàng xa xỉ của L’Oréal, còn đối với nhãn hàng mỹ phẩm Guerlain (thuộc sở hữu của LVMH) là 12%.

Với cuộc đua như vậy nên nhiều sân bay trên thế giới đã trở thành điểm mua sắm ưa thích cho lữ khách. Có thể kể đến như Kingsford Smith (Sydney, Australia), Changi ( Singapore), Incheon (Seoul, Korea), John F. Kennedy (New York, USA). Dubai (UAE), O.R.Tambo (Nam Phi), Heathrow (London, UK), Hongkong International, Suvarnabhumi (Bangkok, Thailand), những nơi đó đang trở thành thiên đường cho những tín đồ hàng hiệu, bởi nơi tập trung nhiều nhãn hàng, yên tâm về chất lượng và giá cả mềm hơn so với bên ngoài.

Thiên đường cho cả hai

Sân bay đang trở thành địa điểm bán hàng lý tưởng của nhiều hãng hàng xa xỉ nổi tiếng trên thế giới, khá nhiều hành khách, đặc biệt khách châu Á, Châu Mỹ coi đó là trung tâm mua sắm, bởi có thể mua những món đồ có giá cả rẻ hơn và đặc biệt là những thứ mà chưa chắc bên ngoài đã có.

Những công ty như Estee Lauder, Salvatore Ferragamo Italia và Burberry đã không bỏ qua cơ hội này. Chẳng hạn, Estee Lauder có đội ngũ nhân viên bán hàng thành thạo tiếng Trung, Tây Ban Nha và Nga, được trang bị vốn văn hóa để  biết cách tôn trọng khách hàng. Theo Generation Research, trong năm 2018 doanh số bán nước hoa và mỹ phẩm tại các cửa hàng miễn thuế ở các  sân bay đạt đến 21,5 tỷ USD. Ferruccio Ferragamo, Giám đốc điều hành hãng sản xuất giày Salvatore Ferragamo Italia, nhận định sân bay ngày càng là thiên đường mua sắm.

{keywords}
Sân bay đang trở thành địa điểm bán hàng lý tưởng của nhiều hãng hàng xa xỉ nổi tiếng trên thế giới.

Để thu hút khách hàng, hãng mỹ phẩm lừng danh Estee Lauder  đã  hợp tác với các công ty  du lịch để tặng phiếu mua hàng kèm theo vé máy bay. Estee Lauder đã tăng cường thêm 13% nhân viên trong hệ thống đại lý tại sân bay và đào tạo để họ hiểu các sắc thái văn hóa khác nhau, ví như với người Trung Quốc thì cần tỏ ra nhẹ nhàng hơn so với người Brazil.

Nếu khách hàng đến từ Thượng Hải hay Bắc Kinh thì nhân viên của họ  sẽ trưng bày đồ trang điểm mắt và kem dưỡng ẩm tại những vị trí bắt mắt, vì đó là loại sản phẩm người Trung Quốc quan tâm. Còn chuyến bay đến từ Sao Paulo thì họ sẽ thay những loại nước hoa người Brazil ưa chuộng lên trước.

Olivier Bottrie, trưởng đại lý bán lẻ của Estee Lauder tại New Yorke cho biết, khoảng một phần tư số sản phẩm bày bán tại sân bay và các cửa hàng miễn thuế là được sản xuất riêng cho những địa điểm này. Doanh số bán hàng tại sân bay của hãng đã tăng 24% trong năm 2018.

Nhằm đẩy doanh số bán hàng tại sân bay ở châu Á, chi nhánh Prestige của Coty – nhà sản xuất nước hoa lớn nhất thế giới – đang giới thiệu loạt sản phẩm đã được thay đổi để phù hợp với thị hiếu của người Trung Quốc.

Họ cũng bày bán những sản phẩm đó tại sân bay của một số thành phố ở nước này như Thành Đô, Quảng Châu, Hạ Môn và Thanh Đảo. Công ty còn huy động thêm nhân viên tại những sân bay quan trọng như Icheon của Hàn Quốc, Phố Đông Thượng Hải và Bắc Kinh của Trung Quốc, Delhi và Mumbai ở Ấn Độ, Đài Bắc của Đài Loan và Changi ở Singapore.

Đồng thời, họ bổ sung trợ lý bán hàng biết tiếng Trung tại Hàn Quốc và Singapore cũng như đào tạo để nhân viên tại châu Á hiểu rõ về sản phẩm.

Pierre Laubies – Giám đốc điều hành  Coty Prestige - hãng sản xuất sản phẩm làm đẹp Bắc Mỹ có trụ sở tại New York, với những "nhãn hiệu quyền lực" như  Calvin Klei, Chloe, Davidoff, Y, Marc Jacobs, Philosophy, OPI Products, Rimmel London , có doanh thu hơn 9 tỷ USD/ năm nói rằng: “Mọi người ngày càng mua sắm nhiều hơn.

Người Trung Quốc du lịch rất nhiều. Chúng tôi cho rằng họ nằm trong số 2 hoặc 3 nước mua sắm hàng miễn thuế nhiều nhất thế giới.” Lượng khách tới thăm các gian hàng tại sân bay của Coty đã tăng với tỷ lệ 10% / năm, đa phần là khách du lịch châu Á. Doanh số bán hàng tại đây chiếm khoảng 15% tổng doanh số của Coty Prestige.

Các hãng cung cấp đồ xa xỉ khác cũng có xu hướng tương tự. Theo Pascal Perrier, người đứng đầu chi nhánh của Burberry tại châu Á, kinh doanh bán lẻ cho khách du lịch tại châu Á đang rất phát đạt, chủ yếu là khách hàng Trung Quốc. “Người châu Á rất thích hàng hóa tại sân bay. Họ dành nhiều thời gian ở sân bay hơn là ở châu Âu. Bạn có hàng triệu hành khách và cũng là hàng triệu khách hàng tiềm năng”, Michele Norsa nói. Sân bay đang là cầu nối,  trở thành thiên đường cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Minh Nguyệt