Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn còn nhỏ bé và chưa tham gia được nhiều vào chuỗi cung cấp linh phụ kiện cho các tập đoàn đa quốc gia. Thế nhưng, gần đây, tình hình đã có dấu hiệu tích cực hơn khi số lượng DN Việt tiếp cận các chuỗi cung ứng của tập đoàn đa quốc gia ngày càng tăng.

Kỳ tích thập kỷ: Tăng trưởng GDP cao nhất kể từ 2008

Thủ tướng ‘đặt hàng’ tìm động lực tăng trưởng mới

Nhu cầu linh phụ kiện rất lớn

Tại Hội nghị về giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Việt Nam cần đón bắt sự chuyển hướng của các nhà đầu tư, nhà sản xuất để Việt Nam thành công xưởng sản xuất của ASEAN, châu Á, thế giới. “Làm sao Việt Nam phải trở thành cứ điểm sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia”, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành địa phương phải suy nghĩ khi xây dựng định hướng phát triển đất nước.

Thủ tướng cho rằng, phát triển công nghiệp hỗ trợ cần có tinh thần như đội bóng quốc gia Việt Nam do HLV Hàn Quốc, Park Hang-seo dẫn dắt với tầm nhìn chiến lược về bố trí đội hình, dành nguồn lực, cả thể lực và trí lực, “chứ bình bình thì làm sao thành công được”.

{keywords}
Các tập đoàn đa quốc gia có nhu cầu rất lớn về linh phụ kiện.

Vì vậy, Thủ tướng mong muốn, đối với nhà đầu tư lớn, tập đoàn lớn hãy đi cùng nhau để đi xa hơn, phát huy tinh thần như một đội bóng Việt Nam.

Thực tế, những năm qua đã có những nhà đầu tư nước ngoài song hành cùng công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Với tổng vốn đầu tư vào Việt Nam lên đến 17 tỷ USD, ông Ryu Kilsang, Giám đốc truyền thông Samsung Việt Nam cho biết: Samsung Việt Nam không chỉ là nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử mà còn là nơi trực tiếp sản xuất những linh kiện điện tử quan trọng. Nhờ việc trực tiếp sản xuất những linh kiện điện tử trọng tâm của điện thoại thông minh như: kính 3D, camera, khung kim loại, màn hình, pin,... mà tỷ lệ nội địa hóa của Samsung đã tăng lên 58%.

Theo ông Ryu Kilsang, để duy trì hệ thống sản xuất quy mô lớn như thế này, Samsung cần có sự hỗ trợ của mạng lưới những nhà cung ứng. Hiện đã có 35 doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung ứng cấp 1, tính cả nhà cung ứng cấp 2 là 190 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm của Samsung. Ngoài ra, số doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất như vận tải, thực phẩm, an ninh, vệ sinh, cảnh quan là hơn 400 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, con số ấy vẫn còn khá khiêm tốn. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu cung cấp vật tư tiêu hao, bao bì, in ấn,... với giá trị cung ứng rất nhỏ so với nhu cầu linh kiện và phụ tùng của Samsung.

Chính vì thế, để gia tăng số lượng DN cung cấp cho Samsung, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết: Bộ Công Thương đã hợp tác với Samsung trong việc phát triển nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng cho Samsung cũng như triển khai Chương trình hợp tác đào tạo 200 chuyên gia tư vấn Việt Nam trong lĩnh vực cải tiến sản xuất và chất lượng, từ đó tạo tính lan tỏa nâng cao năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.

Hỗ trợ nâng cao năng DN công nghiệp hỗ trợ Việt

Nói cụ thể hơn về chương trình này tại hội nghị, ông Ryu Kilsang cho biết: Samsung Việt Nam đã cử đội ngũ chuyên gia giầu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất từ tập đoàn sang và triển khai chương trình đào tạo kéo dài 3 tháng tại các doanh nghiệp Việt Nam.

{keywords}
Doanh nghiệp Việt được đào tạo nâng cao năng lực cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia.

Theo đó, các chuyên gia sẽ trực tiếp tìm hiểu hiện trường, từ đó tư vấn doanh nghiệp nhằm cải thiện sản xuất và chất lượng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 54 doanh nghiệp tham gia chương trình và đạt nhiều kết quả tốt như: năng suất tăng trung bình 30%, có doanh nghiệp tăng đến 90%.

Việc phái cử chuyên gia Hàn Quốc sang Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp còn nhiều mặt hạn chế, do đó Samsung đã kết hợp với Bộ Công Thương tổ chức chương trình hợp tác đào tạo 200 chuyên gia tư vấn Việt Nam và trong năm nay đã hoàn thành đào tạo cho 95 chuyên gia.

Các chuyên gia được đào tạo 4 tuần lý thuyết và 8 tuần thực hành tại doanh nghiệp nội địa. Đặc biệt, các chuyên gia tư vấn xuất sắc nhất qua các khóa học sẽ tiếp tục được Samsung cử sang Hàn Quốc để tham gia khóa đào tạo chuyên sâu.

Nhắc đến câu chuyện Samsung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay từ chỗ tỷ lệ nội địa hóa bằng 0, thì nay số lượng DN Việt cung cấp linh phụ kiện cho Samsung đã tăng lên đáng kể.

Con số được Samsung công bố tại hội nghị là tỷ lệ nội địa hóa đạt tới 58%.

“Đây được xem là một thành công, chứ người ta cứ nói Samsung là 100% nước ngoài, đó là nhầm lẫn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhìn nhận thực tế: Mặc dù trình độ sản xuất và công nghệ của doanh nghiệp đã từng bước được cải thiện, nhưng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Tuy đã tự chủ được một số loại sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, vẫn còn nhiều sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cần được hỗ trợ để phát triển như chất bán dẫn, mạch in, khuôn nhựa trong ngành điện tử; phôi thép, thép tấm, thép hình, khuôn mẫu trong ngành cơ khí; và vải trong ngành dệt may, da giầy. Bên cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mà Việt Nam chưa đủ năng lực cạnh tranh, chủ yếu là các sản phẩm hoá dầu như hạt nhựa, cao su nhân tạo, sợi nhân tạo,...

“Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ cao vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp FDI cung cấp. Cơ hội mở ra rất lớn đối với các ngành như ô tô, điện tử, dệt may và da giày nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đủ năng lực để cung cấp linh kiện và phụ tùng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cho các chuỗi sản xuất toàn cầu  ở trong nước”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ.

Hà Duy

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Doanh nghiệp phải là trung tâm

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Doanh nghiệp phải là trung tâm

Sáng 25/11, tại TP. HCM, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” với sự tham dự của hơn 200 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành hàng.

Tiêu chuẩn để đặt chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Tiêu chuẩn để đặt chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Cùng góp phần tạo ra các cơ hội xúc tiến đầu tư, cung cấp nguồn hàng, nhóm linh phụ kiện phụ trợ là một phần không thể thiếu trong chuỗi sản xuất.