Từ đầu năm đến nay, lượng hàng phế liệu nhập khẩu vào nước ta tăng đột biến, gấp gần hai lần so với cả năm 2017. Hàng phế liệu dồn ứ nhiều ở các cảng biển, tính đến cuối tháng 7 vừa qua, số lượng đã lên tới hơn 5.000 công-ten-nơ (khoảng một nửa trong số đó đã tồn đọng quá 90 ngày).

Tình trạng này gây áp lực cho các cơ quan quản lý, đòi hỏi có phương án xử lý tối ưu, vừa giải phóng phế liệu tồn đọng tại cảng, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất phát triển.
Vì sao hàng phế liệu tồn đọng?

Theo số liệu của Viện Công nghệ tái chế Mỹ, trong năm 2016, tổng lượng nhựa phế liệu (NPL) nhập khẩu của các nước trên thế giới khoảng 15,5 triệu tấn, trị giá 5,4 tỷ USD, trong đó riêng Trung Quốc nhập khẩu 7,3 triệu tấn. Từ đầu năm nay, Trung Quốc quyết định cấm nhập 24 loại phế liệu, khiến một lượng lớn hàng phế liệu phải tìm đường vào các nước khác, dẫn tới lượng NPL nhập về nước ta tăng gấp hai lần so năm 2017. Theo đại diện một doanh nghiệp (DN) nhập khẩu phế liệu, thực chất, năm 2017 tổng lượng NPL nhập khẩu vào nước ta khoảng 90 nghìn tấn, lượng hàng tồn cảng hiện tại gần 5.000 công-ten-nơ tương đương khoảng 70 nghìn tấn. Nếu so với lượng NPL xuất khẩu trên thế giới mỗi năm hơn 15,5 triệu tấn, lượng NPL nhập khẩu ở nước ta hằng năm là không đáng kể. Vì thế, cần nhìn nhận và phân tích tại sao NPL tồn cảng, làm cách nào để giải phóng hàng tồn, giúp ngành nhựa phát triển mà vẫn quản lý được rủi ro, đó là thách thức đối với các cơ quan quản lý.

{keywords}
Sản xuất hạt nhựa tái sinh từ nhựa phế liệu của Công ty cổ phần Giang Nam Cát (tỉnh Bình Dương).

Phải thừa nhận một thực tế, hơn 5.000 công-ten-nơ đang tồn đọng không phải chỉ mới đây mà do tích tụ từ nhiều năm trước, ngoài NPL còn có giấy, các mặt hàng vô chủ khác và hàng tạm nhập nhưng không tái xuất được. Mặt khác, do hạn chế của cơ quan quản lý và DN kinh doanh cảng biển, phần lớn lượng hàng tồn và gây ách tắc tập trung chủ yếu tại cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh), các cảng khác số lượng không đáng kể. Ngoài ra, hàng tồn đọng còn do vướng mắc, bất cập về chính sách, thủ tục pháp lý. Ngày 9-9-2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) ban hành Thông tư 41/2015/TT-BTNMT thống nhất việc cấp phép nhập khẩu phế liệu thuộc Bộ TN và MT, đây là việc làm đúng để quản lý chặt các DN nhập khẩu NPL. Trước đó, việc cấp phép là do các Sở TN và MT tỉnh thực hiện, với khoảng 25 giấy phép được cấp trong cả nước, phần lớn hết hiệu lực cuối năm 2017. Trước đây, do không cạnh tranh được với DN Trung Quốc, các đơn vị không mặn mà gì với nhập khẩu NPL, rất ít DN xin cấp phép theo quy định mới. Khi Trung Quốc cấm nhập khẩu NPL, lúc này DN tái chế NPL lại chưa thể xây dựng nhà máy đáp ứng điều kiện cấp phép vì cần thời gian ít nhất 12 đến 24 tháng. Hàng nhập vẫn đổ về, trong khi hạ tầng kỹ thuật nhà máy chưa hoàn thiện, dẫn đến tình trạng tồn đọng.

Tại Quy chuẩn QCVN 32:2010/BTNMT do Bộ TN và MT ban hành nhằm kiểm soát chất lượng NPL nhập khẩu, nhiều quy định rất khó thực hiện trong thực tiễn. Chỉ riêng tiêu chí NPL "sạch" và tạp chất không quá 2% đã khiến DN "khóc ròng", vì sạch là khái niệm định tính, NPL là hàng phi tiêu chuẩn, rất khó đong đếm chính xác tỷ lệ 2% tạp chất trong lô hàng. Theo quy chuẩn, chỉ có bốn loại hình NPL được phép nhập khẩu, nhiều loại hình khác tuy hiệu quả tái chế cao lại bị cấm. Phía bán NPL không thể lúc nào cũng đóng hàng đúng hoàn toàn theo quy chuẩn, nếu chẳng may lẫn loại hình khác, cả lô hàng bị coi là "chất thải", không được phép nhập khẩu. Theo tính toán, số lượng hàng tồn loại này khá lớn, DN đành "ngậm đắng nuốt cay" không dám đến nhận hàng. Khi hàng phế liệu tồn đọng có chiều hướng tăng mạnh, Tổng cục Hải quan vội vã ban hành một số quy định nhằm siết chặt kiểm soát, nhưng nhiều quy định lại chồng chéo với Thông tư 41/TT-BTNMT, không phù hợp Nghị định 74/2018/NÐ-CP và có nhiều điểm bất cập mà chính phía hải quan cũng không thực hiện được, càng khiến hàng hóa bị ách tắc. Hàng tồn đọng lâu, phí lưu công-ten-nơ phải trả cho hãng tàu vượt quá tiền hàng, DN đành "ngậm ngùi" bỏ hàng.

Xử lý, giải phóng hàng tồn đọng

Theo quy định, các nước xuất khẩu phế liệu phải tuân thủ Hiệp ước Basel về cấm vận chuyển chất thải xuyên biên giới. Các công ty xuất khẩu NPL chỉ được phép xuất khẩu NPL có thể tái chế (không phải chất thải). Hành vi xuất khẩu chất thải phải tiêu hủy sang quốc gia khác bị coi là phạm tội hình sự, cho nên không DN nào dám đưa chất thải phải tiêu hủy sang nước khác, hãng tàu biển cũng không dại gì vận chuyển chất thải. Các DN xuất khẩu và hãng tàu nước ngoài đã tự thiết lập "hàng rào" bảo vệ môi trường, các nhà quản lý chỉ cần điều chỉnh bất cập, vướng mắc phát sinh để giúp các DN tái chế hoạt động thuận lợi, đúng quy định pháp luật. Cơ quan quản lý khi thay đổi chính sách cần có lộ trình để các DN có thời gian điều chỉnh.

Theo nhận định của các DN nhập khẩu, chính sách quản lý NPL nhập khẩu của Bộ TN và MT hiện tại đã rất đầy đủ và chặt chẽ, hải quan cũng thực hiện tốt chức năng của mình. Vì thế, vấn đề quan trọng nhất là tháo gỡ vướng mắc về quy định liên quan hiện hành nhằm giải phóng hàng đang tồn ở cảng biển và hạn chế tình trạng hàng tiếp tục tồn trong tương lai. Theo đó, Bộ TN và MT cần công bố danh sách các DN được cấp phép lên Cổng Thông tin điện tử quốc gia để cơ quan hải quan nắm bắt kịp thời, chỉ tiếp nhận khai báo, làm thủ tục nhập khẩu cho đơn vị có tên trên Cổng. Vấn đề quan trọng hơn cả là nghiên cứu, "nới rộng" quy chuẩn QCVN 32:2010/BTNMT, đưa tất cả các loại nhựa có thể tái chế không lẫn tạp chất nguy hại vào danh mục NPL được phép nhập khẩu hoặc bổ sung thêm danh mục các loại ống, tấm, khay, màng, bao bì, đồ chơi, pa-lét, két nhựa,... nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu và tránh hệ lụy hàng tồn cảng trong tương lai khi lô hàng lẫn các loại nhựa này.

Ðồng thời, cho phép các đơn vị có giấy phép đã cấp trước đây (khoảng 25 DN) được gia hạn đến hết năm nay để nhận các lô hàng, giải phóng hàng tồn, tạo điều kiện cho DN có nguyên liệu sản xuất. Ngoài ra, tập trung đẩy nhanh việc cấp phép nhập khẩu NPL mới cho DN đủ điều kiện. Hiện nay, nhiều DN đã và đang đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng nhà máy có công nghệ hiện đại theo quy chuẩn, nếu dừng cấp phép sẽ tạo độc quyền cho một nhóm DN đã được cấp phép và khiến nhiều DN đứng trước bờ vực phá sản. Cơ quan quản lý cần thay đổi phương pháp, tạo điều kiện cho DN nhập khẩu hầu hết các loại nhựa có thể tái chế nhưng quản lý chặt về nước thải, khí thải của các nhà máy,...

Về phía Bộ Giao thông vận tải, cần yêu cầu hãng tàu chỉ cho DN có giấy phép nhập khẩu còn hiệu lực mới được phép bốc xếp hàng, buộc DN nhập khẩu có trách nhiệm với lô hàng đến cùng, xóa bỏ tình trạng các DN đứng tên nhận hàng rồi bỏ hàng như trước; yêu cầu các hãng tàu miễn phí phạt lưu công-ten-nơ và lưu bãi cho DN để giải phóng nhanh hàng tồn. Trách nhiệm xử lý tái xuất hàng hóa là của DN Việt Nam, vì thế cần bỏ quy định hãng tàu phải có trách nhiệm tái xuất hàng hóa không đạt tiêu chuẩn hoặc do DN không đến nhận hàng. Quy định này khiến nhiều hãng tàu từ chối vận chuyển NPL về Việt Nam.

Ðối với cơ quan hải quan, cần thống nhất kiểm soát thông quan NPL theo Nghị định 38/2015/NÐ-CP và Thông tư 41/2015/TT-BTNMT đã rất rõ ràng và chi tiết, nghĩa là không cần thiết ban hành thêm các quy định chồng chéo, khiến tình trạng hàng tồn thêm trầm trọng. Ngoài ra, cho phép thanh lý các lô hàng bị tồn đọng lâu mà DN vẫn chưa làm thủ tục thông quan để lập quỹ phòng ngừa rủi ro, hoặc tiêu hủy các lô hàng không còn khả năng tái chế.

Thực tế từ khi có chính sách nhập khẩu NPL, tỷ lệ hàng không đúng quy định phải tái xuất và buộc phải tiêu hủy rất nhỏ so với các lô hàng đúng quy chuẩn đã được nhập khẩu vào nước ta. Tình trạng hàng hóa tồn đọng phần lớn xuất phát từ vấn đề quản lý nội tại còn vướng mắc, bất cập chứ không phải do nguyên nhân từ bên ngoài. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, thì chỉ trong một thời gian ngắn, sẽ cơ bản giải phóng hàng tồn cảng và không còn xảy ra tình trạng này trong tương lai.

(Theo Nhân Dân)

Những ngày biến động, bà Lê Hoàng Diệp Thảo rớt nước mắt nói lời cay đắng

Những ngày biến động, bà Lê Hoàng Diệp Thảo rớt nước mắt nói lời cay đắng

Vụ tranh chấp, kiện tụng của vợ chồng “vua cà phê” Việt với sự xuất hiện của cả hai nhân vật quyền lực nhất Trung Nguyên cùng những lời cay đắng của người trong cuộc nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Ô tô miễn thuế Thái Lan, Indonesia đổ về: Tháng tới, chờ cơn 'địa chấn' giảm giá

Ô tô miễn thuế Thái Lan, Indonesia đổ về: Tháng tới, chờ cơn 'địa chấn' giảm giá

Vượt qua những quy định tại Nghị định 116, ô tô nhập khẩu miễn thuế đang tăng tốc đổ bộ vào thị trường Việt Nam.

Sự thật tôm tích đắt nhất quả đất ở vùng Đất mũi Việt Nam

Sự thật tôm tích đắt nhất quả đất ở vùng Đất mũi Việt Nam

Tôm tích là một đặc sản rất đặc trưng ở xứ Đất Mũi, với giá bán tiền triệu mỗi kg đối với tôm loại I.

Chuyện 'vua tôm': Chưa xong vụ mất 250 tỷ, vợ chồng lại hụt két 200 tỷ

Chuyện 'vua tôm': Chưa xong vụ mất 250 tỷ, vợ chồng lại hụt két 200 tỷ

Trong tuần qua, vợ chồng ông Lê Văn Quang - bà Chu Thị Bình chứng kiến túi tiền bốc hơi gần 200 tỷ đồng do cổ phiếu giảm giá.

Côn Đảo 'phát sốt': Dân mua đất đổ về không có chỗ mà ngủ

Côn Đảo 'phát sốt': Dân mua đất đổ về không có chỗ mà ngủ

Người dân ở Côn Đảo đang kháo nhau về những mảnh đất mới mua đã bán lời gấp đôi, gấp ba, thu về hàng tỉ đồng chỉ trong vài ngày.

Nhúm cát có giá chục triệu, du khách đua nhau trộm mang về

Nhúm cát có giá chục triệu, du khách đua nhau trộm mang về

Ngày 7/8 vừa qua, một du khách người Anh gốc Campuchia đã bị phạt 1.000 USD vì lấy trộm… một nhúm cát trên bãi biển Olbia, phía bắc đảo Sardegna của nước Ý.

Tranh chấp Trung Nguyên: Đi ngược lại giá trị cốt lõi doanh nghiệp

Tranh chấp Trung Nguyên: Đi ngược lại giá trị cốt lõi doanh nghiệp

“Chúng ta là người ngoài cuộc nên không thể biết ai đúng ai sai trong câu chuyện tranh chấp này nhưng sự tranh chấp này đã đi ngược lại với giá trị 'hạnh phúc' của Trung Nguyên".