Thực‌ ‌tế‌ ‌cho‌ ‌thấy,‌ ‌không‌ ‌phải‌ ‌đến‌ ‌thời‌ ‌điểm‌ ‌hiện‌ ‌tại,‌ ‌mà‌ ‌trong‌ ‌suốt‌ ‌4‌ ‌đợt‌ ‌dịch‌ ‌bùng‌ ‌phát‌ ‌tại‌ Việt‌ ‌Nam,‌ ‌nhiều‌ ‌tập‌ ‌đoàn‌ ‌lớn‌ ‌đã‌ ‌không‌ ‌ngừng‌ ‌sát‌ ‌cánh‌ ‌cùng‌ ‌cả‌ ‌nước‌ ‌chống‌ ‌dịch ‌trên‌ ‌tinh‌ ‌thần‌ ‌chấp‌ ‌nhận‌ ‌hy‌ ‌sinh‌ ‌về‌ ‌doanh‌ ‌thu,‌ ‌lợi‌ ‌nhuận‌ ‌để‌ ‌chung‌ ‌sức‌ ‌vượt‌ ‌qua‌ ‌khó‌ ‌khăn‌ ‌cùng‌ ‌cộng‌ ‌đồng.‌ ‌

‌“Sự‌ ‌hỗ‌ ‌trợ‌ ‌quý‌ ‌báu‌ ‌của‌ ‌các‌ ‌tập‌ ‌đoàn,‌ ‌doanh‌ ‌nghiệp‌ ‌thực‌ ‌sự‌ ‌hiệu‌ ‌quả,‌ ‌góp‌ ‌phần‌ ‌vào‌ ‌thành‌ ‌công‌ ‌cho‌ ‌cuộc‌ ‌chiến‌ ‌phòng‌ ‌chống‌ ‌dịch‌ ‌ở‌ ‌nước‌ ‌ta.‌ ‌Chúng‌ ‌tôi‌ ‌mong‌ ‌muốn‌ ‌các‌ ‌đơn‌ ‌vị‌ ‌tiếp‌ ‌tục‌ ‌ đồng‌ ‌hành‌ ‌với‌ ‌ngành‌ ‌y‌ ‌tế‌ ‌và‌ ‌cả‌ ‌nước‌ ‌trong‌ ‌cuộc‌ ‌chiến‌ ‌chống‌ ‌Covid-19”,‌ ‌Bộ‌ ‌trưởng‌ ‌Bộ‌ ‌Y‌ ‌tế‌ ‌
Nguyễn‌ ‌Thanh‌ ‌Long‌ ‌nói.‌ ‌

Đồng‌ ‌lòng‌ ‌trên‌ ‌mọi‌ ‌mặt‌ ‌trận‌ ‌

Trong‌ ‌bối‌ ‌cảnh‌ ‌hàng‌ ‌loạt‌ ‌ngành‌ ‌nghề‌ ‌chịu‌ ‌ảnh‌ ‌hưởng‌ ‌nặng‌ ‌nề‌ ‌từ‌ ‌dịch‌ ‌bệnh,‌ ‌sự‌ ‌đồng‌ ‌hành‌ ‌của‌ ‌lĩnh‌ ‌vực‌ ‌ngân‌ ‌hàng‌ ‌đã‌ ‌trở‌ ‌thành‌ ‌một‌ ‌trong‌ ‌những‌ ‌bệ‌ ‌đỡ‌ ‌quan‌ ‌trọng‌ ‌cho‌ ‌sự‌ ‌phục‌ ‌hồi‌ ‌của‌ ‌nền‌ ‌kinh‌ ‌tế.‌ ‌ ‌

‌Liên‌ ‌tiếp‌ ‌các‌ ‌gói‌ ‌tín‌ ‌dụng‌ ‌dành‌ ‌cho‌ ‌doanh‌ ‌nghiệp‌ ‌bình‌ ‌ổn‌ ‌giá,‌ ‌gói‌ ‌ưu‌ ‌đãi‌ ‌lãi‌ ‌suất,‌ ‌miễn‌ ‌giảm‌ ‌lãi‌ ‌vay,‌ ‌giảm‌ ‌phí‌ ‌thanh‌ ‌toán,‌ ‌và‌ ‌nhiều‌ ‌giải‌ ‌pháp‌ ‌chính‌ ‌sách‌ ‌đa‌ ‌dạng‌ ‌đã‌ ‌được‌ ‌ngành‌ ‌ngân‌ ‌hàng‌ ‌công‌ ‌bố‌ ‌để‌ ‌đồng‌ ‌hành‌ ‌cùng‌ ‌doanh‌ ‌nghiệp‌ ‌và‌ ‌người‌ ‌dân‌ ‌theo‌ ‌chủ‌ ‌trương‌ ‌của‌ ‌Chính‌ ‌phủ.

{keywords}
Cộng đồng doanh nghiệp theo sát diễn biến các đợt bùng phát với nhiều hoạt động chung tay thiết thực 

Từ‌ ‌năm‌ ‌2020‌ ‌đến‌ ‌nay,‌ ‌cán‌ ‌bộ‌ ‌công‌ ‌nhân‌ ‌viên‌ ‌chức‌ ‌ngân‌ ‌hàng‌ ‌đã‌ ‌dành‌ ‌khoảng‌ ‌500‌ ‌tỷ‌ ‌đồng‌ ‌
để‌ ‌hỗ‌ ‌trợ‌ ‌công‌ ‌tác‌ ‌phòng‌ ‌chống‌ ‌Covid-19.‌ ‌Trong‌ ‌đó,‌ ‌riêng‌ ‌5‌ ‌tháng‌ ‌đầu‌ ‌năm‌ ‌2021,‌ ‌con‌ ‌số‌ ‌
này‌ ‌ước‌ ‌tính‌ ‌khoảng‌ ‌200‌ ‌tỷ‌ ‌đồng.‌ ‌ ‌

Mới đây nhất, ngày 21/5, 4 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng để mua vắc-xin (mỗi ngân hàng 25 tỷ đồng), HDBank trao ủng hộ 60 tỷ đồng, tương đương 1 triệu liều vắc-xin...

T&T Group của bầu Hiển (Đỗ Quang Hiển) trao tặng Bộ Y tế 1 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19. Tính tới nay, T&T Group và các doanh nghiệp của bầu Hiển đã ủng hộ gần 100 tỷ đồng tiền mặt và hiện vật cho cuộc chiến phòng chống dịch. Cùng đó, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) trao 15 tỷ đồng ủng hộ mua vaccine phòng Covid-19

Trong‌ ‌lĩnh‌ ‌vực‌ ‌bất‌ ‌động‌ ‌sản‌ ‌- ‌xây‌ ‌dựng,‌ ‌những‌ ‌cái‌ ‌tên‌ ‌quen‌ ‌thuộc‌ ‌như‌ ‌Vingroup,‌ ‌FLC,‌ ‌ Novaland,‌ ‌Hưng‌ ‌Thịnh,... ‌đã‌ ‌và‌ ‌đang‌ ‌đóng‌ ‌góp‌ ‌nguồn‌ ‌kinh‌ ‌phí‌ ‌lớn‌ ‌để‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌kinh‌ ‌phí,‌ ‌trang‌ ‌ thiết‌ ‌bị‌ ‌cho‌ ‌công‌ ‌cuộc‌ ‌phòng‌ ‌chống‌ ‌dịch.‌ ‌Riêng Tập đoàn Vingroup đã trao ủng hộ số tiền tương đương 4 triệu liều vắc-xin thông qua Bộ Y tế.

Nhiều‌ ‌doanh‌ ‌nghiệp‌ ‌có‌ ‌ngành‌ ‌nghề‌ ‌kinh‌ ‌doanh‌ ‌cốt‌ ‌lõi‌ ‌như‌ ‌du‌ ‌lịch,‌ ‌bất‌ ‌động‌ ‌sản‌ ‌nghỉ‌ ‌
dưỡng,... chịu‌ ‌ảnh‌ ‌hưởng‌ ‌không‌ ‌nhỏ‌ ‌từ‌ ‌dịch‌ ‌bệnh,‌ ‌nhưng‌ ‌vẫn‌ ‌theo‌ ‌sát‌ ‌các‌ ‌hoạt‌ ‌động‌ ‌chung‌ ‌
tay‌ ‌cùng‌ ‌cộng‌ ‌đồng.‌ ‌ ‌

{keywords}
Bamboo Airways vận chuyển miễn cước 100 tấn hàng hoá y tế, nhu yếu phẩm trong 2020

Đơn cử như FLC, tính riêng trong hơn một năm trở lại đây, doanh nghiệp này đã hỗ trợ hàng loạt tỉnh thành, địa phương trong các hoạt động phòng chống dịch bệnh, bão lũ, thiên tai…như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Giang, Quảng Bình, Phú Thọ, Bình Định, Quảng Trị, Bến Tre… Ước tính FLC hỗ trợ hơn 100 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm, vật tư chống dịch; ủng hộ các tỉnh miền Trung chống lũ; đóng góp xây dựng đường xá, trao học bổng và ủng hộ các quỹ khuyến học, quỹ xây dựng nhà tình nghĩa…trên cả nước.

Ở lĩnh vực công nghệ, năm 2020, FPT đã hợp tác với Bộ Y tế Việt Nam xây dựng Trợ lý ảo nCov, giúp tự động giải đáp hơn 1 triệu câu hỏi về dịch bệnh của người dân; đồng thời hỗ trợ học sinh của 15.000 trường trên toàn quốc học tập trực tuyến miễn phí trong giai đoạn cách ly.

Hay Viettel, với hàng loạt giải pháp “thần tốc” như: Xây dựng App Sức khỏe Việt Nam chỉ trong vòng 6 ngày; xây dựng hệ thống “Tờ khai y tế điện tử” chỉ trong 2 ngày; hỗ trợ điều tra truy vết F0 theo số điện thoại; hoàn thành kết nối hệ thống Telehealth tới hơn 1.000 cơ sở y tế chỉ trong vòng 45 ngày. Chỉ trong thời gian kỷ lục 7 ngày, Viettel đã hoàn thành kết nối tích hợp gần 3.000 camera tại khu vực cách ly các tỉnh phía Bắc. Riêng tại Bắc Giang, Viettel lắp đặt 1.000 camera, nhanh gấp đôi tiến độ thông thường.

Những chuyến bay vượt khó 

Hàng không là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất từ Covid khi thị trường quốc tế hầu như đóng băng từ đầu 2020, còn thị trường nội địa tiếp tục diễn biến phức tạp. 

Nhưng hàng không cũng là lĩnh vực đã có nhiều hành động thực tiễn để chung tay cùng cộng đồng trong thời gian qua với những cái tên đầu ngành như Vietnam Airlines, Bamboo Airways hay Vietjet... Đây đều là những đơn vị có các chính sách linh hoạt theo từng giai đoạn để hỗ trợ hành khách như hoàn huỷ vé; thực hiện giãn cách về chỗ ngồi, điều chỉnh về dịch vụ để đảm bảo an toàn tối đa theo khuyến nghị của cơ quan chức năng. 

Quan trọng hơn, hàng ngàn chuyến bay hồi hương công dân mắc kẹt tại khắp thế giới cũng đã được ngành hàng không thực hiện thành công với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả chi phí và nguồn lực. 

Bởi, rất nhiều trong số này là các chuyến bay không tải một chiều, hay những chuyến bay không thường lệ với đường bay phức tạp, trước đây chưa từng khai thác, với chi phí bù lỗ có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng để đáp ứng các vấn đề về y tế, pháp lý, cũng như các phát sinh bất thường khác. 

{keywords}
Phi hành đoàn chuẩn bị cho một chuyến bay hồi hương

Đại diện Bamboo Airways cho biết, từ 2020, hãng đã vận chuyển gần 8.500 hành khách là các công dân nước ngoài (Litva, Séc, Anh, Ý, Hàn Quốc) và công dân Việt Nam (từ Philipines, Kuwait, Qatar, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Hàn Quốc, Úc) hồi hương. 

Bamboo Airways cũng đã chuyên chở gần 200 tấn hàng hóa vật tư y tế đến các nước Anh, Đức, Séc,... Tại Việt Nam, hãng thường xuyên tiếp nhận và vận chuyển miễn phí các trang thiết bị y tế cũng như tài trợ hàng ngàn vé khứ hồi cho đội ngũ y bác sỹ, thiện nguyện để chi viện cho các tỉnh thành ở nhiều thời điểm thiên tai hay dịch bệnh bùng phát. 

Bên cạnh các chính sách cho khách hàng Việt Nam, một hãng bay khác là Vietjet còn gây chú ý với việc gửi tặng hàng triệu khẩu trang y tế tới nhiều điểm nóng về dịch bệnh như Mỹ, Anh, Pháp, Đức,... để góp phần chung tay với người dân thế giới trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Vietnam Airlines cho biết từ ngày 26/5, hãng triển khai vận chuyển miễn phí nhân lực cùng hành lý đi kèm để hỗ trợ phòng chống dịch cho các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Đây là hai điểm ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao nhất nước ta hiện nay.

Với sự đồng lòng, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhân dân trong nước và cộng đồng doanh nghiệp, những ngày cuối tháng 5/2021, Việt Nam đã khống chế 3 đợt dịch thành công và đang từng bước kiểm soát đợt dịch thứ 4. 

Hơn bao giờ hết, tinh thần tương thân tương ái sẽ tiếp tục trở thành nguồn động lực quan trọng để chúng ta vượt qua cuộc chiến được đánh giá là khốc liệt và thách thức nhất trong quá trình chống dịch của Việt Nam từ trước đến nay.

 Mai Dương