Ba nhà mạng lớn Vinaphone, Mobifone và Viettel đã bắt đầu triển khai thử nghiệm kỹ thuật thực hiện lộ trình “Đề án chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam” của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo đại diện các nhà mạng, hệ thống cổng chuyển mạng của từng nhà cung cấp đã kết nối thành công với trung tâm chuyển mạng quốc gia. Theo kế hoạch của Bộ, các nhà mạng đang trong quá trình thử nghiệm dịch vụ với các nhà mạng khác thông qua trung tâm chuyển mạng quốc gia. 

Để triển khai chuyển mạng giữ số, nhà mạng phải chuẩn bị ít nhất 4 công đoạn là trang bị thêm tính năng chuyển mạng giữ số trên hệ thống mạng lõi, viết thêm một tính năng tính cước, kết nối với các nhà mạng với nhau và viết phần mềm tại các cửa hàng để  kiểm tra kết nối với hệ thống của  Cục Viễn thông, Bộ Thông tin & Truyền thông.

{keywords}
Nhà mạng sẵn sàng cho chuyển mạng giữ số

Đại diện Vinaphone cho biết, tới thời điểm này, VinaPhone là một trong những đơn vị đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của Bộ trong việc kết nối với trung tâm chuyển mạng quốc gia và luôn cam kết đảm bảo đáp ứng đúng tiến độ triển khai dịch vụ theo yêu cầu của Bộ TT&TT. Viettel cũng đã cơ bản chuẩn bị xong và tiến hành thử nghiệm về mặt kỹ thuật từ ngày 22/9.  Trong khi đó, Mobifone cho hay, MobiFone đã tiến hành các bước thử nghiệm về mặt kỹ thuật của quy trình chuyển mạng giữ số theo đúng lộ trình.

Dự kiến, sau khi triển khai chuyển nhà mạng giữ số, các nhà mạng sẽ có thay đổi rất lớn về thị phần. Với lượng thuê bao di động cả nước đã vượt ngưỡng 140 triệu, thị trường đã tới ngưỡng bão hòa, việc tung đủ “chiêu” giữ chân khách hàng được xem là chiến lược sống còn của nhà mạng.

Theo Vinaphone, dịch vụ chuyển mạng giữ số di động được xem là một cơ hội để nhà mạng tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc khách hàng. Với một thuê bao từ mạng khác chuyển sang mạng của VinaPhone, khách hàng sẽ có rất nhiều lợi ích.

Viễn thông tăng tưởng mạnh

Theo báo cáo, thị trường viễn thông tăng trưởng 127% tổng doanh thu lên 213 nghìn tỷ đồng (9,38 tỷ đô la), với sự đóng góp của Viettel  55% doanh thu, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (31%) và Mobifone (9,9%).

Sáu tháng đầu năm đã có khoảng 130 triệu thuê bao điện thoại, bao gồm 68,8 triệu thuê bao 2G, 54,2 triệu thuê bao 3G và 7,3 triệu thuê bao cố định. Hơn 10 triệu thẻ SIM kích hoạt trước đã bị chặn, nhằm mục đích xóa sạch SIM đã đăng ký không hợp lệ trong nước. Số thuê bao internet băng thông rộng có dây tiếp tục tăng trong nửa đầu năm, đạt 10,11 triệu thuê bao.

Ba tập đoàn viễn thông lớn của Việt Nam đã khai trương các dịch vụ 4G tại các thành phố, và đang chạy đua để triển khai dịch vụ trên cả nước vào cuối năm.

{keywords}

Với thế mạnh về giá cước và chất lượng đường truyền, số lượng thuê bao internet băng rộng cố định của VNPT tăng gần 21% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết quý I-2017, VNPT đang chiếm hơn 46% thị phần internet cáp quang, tăng 12% so với cuối năm 2015. Dịch vụ 4G của tập đoàn dù mới chỉ có mặt ở 13 tỉnh, thành phố, song lưu lượng dữ liệu 4G trên hệ thống đang gia tăng đáng kể.

Nam Hải