Không chỉ chơi xế sang, xài hàng độc, những đại gia phố núi này còn sở hữu cả biệt thự siêu khủng cùng khối tài sản kếch xù.

Nguyễn Thị Liễu

Bà Nguyễn Thị Liễu sinh năm 1969, bố mẹ đều là Việt kiều, bố gốc Lào, còn mẹ gốc Thái. Gia đình rất nghèo nên từ bé bà đã “máu” kinh doanh và mơ ước giúp bố mẹ thoát khỏi cảnh nghèo.

Bà Liễu tự kiếm tiền từ năm 11 tuổi. Nửa buổi đi học, nửa buổi đi bán hàng, chắt chiu từng đồng gửi mẹ. Năm 16 tuổi, bà vào Sài Gòn học cắt may ở một xưởng may của chú. Năm 17 tuổi, bà Liễu trở về quê, mở cửa hàng cắt may và dạy may. Khi 20 tuổi, bà đã là một thợ may lành nghề, có tiếng ở quê nhà.

Tuy nhiên, với niềm đam mê kinh doanh, năm 25 tuổi bà Liễu bắt đầu sang Lào mua hàng về bán. Bà buôn bán đủ loại mặt hàng. Bà từng kinh doanh bất động sản ở Thái Lan, buôn quần áo Trung Quốc ở các nước Áo, Đức, Tiệp, xuất khẩu gạo sang Nigeria. Ở Việt Nam, bà Liễu không mấy hoạt động kinh doanh. Trước đây, bà có tham gia vào Thị trường Bất động sản nhưng đã bán hết trước khi nó xuống đáy.

{keywords}
Nữ đại gia Nguyễn Thị Liễu bên siêu xe.

Nhờ sự nhanh nhạy, lăn lộn trên thương trường, bà Liễu kiếm được khối tài sản khổng lồ. Nói về việc mọi người tò mò về khối tài sản của mình, bà Liễu chia sẻ: "Bản thân tôi không hề liên quan bất kỳ một cương vị nào trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước hoặc giữ bất kỳ một chức vụ nào, kể cả Doanh nghiệp, đến giám đốc tư nhân. Ngược lại, tôi chỉ là một phụ nữ rất đỗi bình thường".

Cường đô la

Cường đô la là biệt danh của Nguyễn Quốc Cường, Phó giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai. Cái tên Cường đô la đã nổi như cồn từ vài năm, ngoài mác là cậu ấm duy nhất của người đàn bà quyền lực Nguyễn Thị Như Loan và tên tuổi luôn gắn với các mỹ nữ chân dài của Việt Nam, Cường đô la còn nổi tiếng trong và ngoài nước bởi thú chơi siêu xe xa xỉ. Độ “bạo tay” chi tiền cho “xế hộp” của doanh nhân này khiến chuyên trang ô tô Autoguide của Mỹ cũng phải thán phục.

{keywords}
Bộ sưu tập xe sang của Cường đô la không thua kém gì một thiếu gia đình đám ở Trung Đông.

Theo Autoguide, bộ sưu tập xe sang của Cường đô la không thua kém gì một thiếu gia đình đám ở Trung Đông với hàng loạt mẫu xe danh tiếng như Lamborghini Gallardo SE, Lamborghini Gallardo, Ferrari 360 Spider, Ferrari F430, Ferrari F430 Spider…Bên cạnh đó, tay chơi phố núi còn sở hữu hàng loạt xe sang khác như Audi R8, Bentley, Rolls-Royce Phantom, Porsche…

Tháng 8/2011, Hành trình siêu xe và đam mê tại Việt Nam (Car&Passion) hoành tráng từ Nam ra Bắc do Cường đôla sáng lập và tổ chức cũng làm tốn không ít giấy mực của báo chí. Cho đến giữa năm 2011, cái tên Cường đô la vẫn chưa hết nóng khi xuất hiện cùng siêu xe Lamborghini Aventador màu vàng cam trị giá hơn 1 triệu đôla trong gara tại nhà riêng.

Đại gia Vũ Hữu Lợi

Đại gia Tuyên Quang Vũ Hữu Lợi gây ồn ào khi báo chí phát hiện khối siêu xe hàng trăm tỉ đồng. Anh được coi là tay chơi số 1 Việt Nam.

Vũ Hữu Lợi có mọi thứ từ sự cố gắng vượt bậc và quyết tâm làm giàu của mình. Hiện anh được biết đến là vị triệu phú thứ 97 của 1 tập đoàn nổi tiếng thế giới có trụ sở đặt tại Việt Nam. Với vị trí đó, không khó hiểu khi Vũ Hữu Lợi có thể mua bất cứ thứ gì anh muốn, dù đó là thứ xa xỉ nhất.

Anh sở hữu 4 căn nhà có giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng. Ngôi nhà đầu tiên ở Hà Nội anh Lợi mua vào năm 2005. Lúc đó, việc sở hữu nhà Hà Nội không phải đơn giản, đặc biệt là với một cậu sinh viên mới ra trường hơn 3 năm. Căn nhà 3 tầng của anh hồi đó giá quy đổi ra bây giờ cũng khoảng 100 cây vàng. Cùng với sự thành công trong kinh doanh, anh Lợi đã sắm tiếp cho mình ngôi nhà thứ 2 ở Hà Nội, cũng vào năm 2009 và ngôi nhà này là 1 biệt thự với giá ước chừng khoảng 10 tỷ đồng.

{keywords}
Đại gia Tuyên Quang đã bổ sung thêm bộ sưu tập siêu xe của mình chiếc Audi Q7 hạng sang và chính thức nâng bộ sưu tập siêu xe lên con số 11 đồng thời nâng tổng giá trị dàn xe này lên hơn 80 tỷ đồng

Khi đi công tác trong Sài Gòn dài hạn, anh không ngần ngại chi ra một số tiền lớn mua một căn nhà 3 tầng khang trang để phục vụ cho sinh hoạt của mình. Cho đến nay, anh đã có tổng cộng 4 căn nhà ở cả Tuyên Quang, Hà Nội và Sài Gòn, với trị giá gần 100 tỷ đồng.

Không những vậy, anh còn sở hữu bộ sưu tập siêu xe thuộc dạng khủng, bộ sưu tập quy tụ những tên tuổi siêu xe lừng danh thế giới như: Lamborghini, Maybach, Rolls – royce, bentley và mercedes, BMW, Audi… Hầu như là các phiên bản đặt hàng độc nhất vô nhị.

Anh từng gây “sốc” khi vung tay mua bộ loa đài có giá 21 tỷ đồng. Đây là bộ loa đài độc nhất Việt Nam và là một trong những bộ loa đài đắt nhất thế giới,bao gồm các bộ loa có giá vài tỷ như Arrakis 2, đầu đĩa than VPI, ampli Siegfried Series II… Anh Lợi mua nó ngay sau tết khi một trong những bộ loa đắt nhất thế giới này được trưng bày ở Hà Nội và gây shock với giới dư luận công nghệ. Giá dàn loa đắt ngang một chiếc Rolls – royce Phantom.

Đại gia Bùi Đức Giang

Với việc đầu tư hơn 200 tỷ đồng vào ngôi nhà sàn gỗ lim, đại gia Bùi Đức Giang nổi tiếng khắp đất Điện Biên.

Đây là sản phẩm do Công ty TNHH Thương mại xây dựng số 6 do ông làm Giám đốc, cũng chính là ngôi nhà sàn vừa được công nhận là nhà sàn lớn nhất Việt Nam.

Ngôi nhà rộng gần 500m2 được xây dựng bằng 500m3 gỗ lim hết sức hoành tráng và bề thế nằm trong khuôn viên 2.000m2 của Khu du lịch Sinh thái Him Lam.

Việc xây dựng nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam, không chỉ để thu hút ngày một đông du khách trong ngoài nước đến với Khu du lịch sinh thái Him Lam mà còn tạo điểm nhấn cho du lịch Điện Biên đang từng bước phát triển trong xu thế phát triển của cộng đồng ASEAN và thế giới.

Doanh nhân Bùi Đức Giang sinh ra tại Vũ Vân (Vũ Thư, Thái Bình). Năm 1974, sau khi tốt nghiệp THPT, ông Giang trở thành công nhân xây dựng. Không chịu an phận với công việc làm thuê, cặm cụi làm việc mỗi ngày, ông nung nấu khởi nghiệp từng ngày. Dồn hết chút vốn liếng có trong tay, cộng với kinh nghiệm tích lũy từ thời gian thực tế làm nghề, ông Giang thành lập đội xây dựng 20 người, vừa làm vừa học hỏi.

Năm 1993, đội xây dựng phát triển thành Xí nghiệp với tổng quân số 50 công nhân, bảo đảm việc làm thường xuyên với mức thu nhập khá ổn định thời điểm lúc bấy giờ.

Thêm một bước tiến dài từ Xí nghiệp chuyển đổi sang mô hình Công ty, giờ đây Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng số 6 do Bùi Đức Giang làm Giám đốc không chỉ là một trong những Doanh nghiệp khẳng định được thương hiệu, uy tín chất lượng về lĩnh vực xây dựng, giao thông của tỉnh Điện Biên mà còn là đầu tàu tiên phong trong đầu tư phát triển mô hình du lịch sinh thái, giải quyết việc làm thường xuyên cho 1.000 lao động với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng; trong đó 30% lao động là nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên, 10% lao động là người Thái Bình, số còn lại là lao động các tỉnh lân cận.

Năm 2003, Doanh nhân Bùi Đức Giang đấu thầu thuê 20ha đất trong 50 năm để đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Him Lam; đến thời điểm này ông đã đầu tư khoảng 300 tỷ đồng xây dựng và sử dụng bước đầu 10ha, thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan và nghỉ dưỡng.

Là doanh nghiệp duy nhất của tỉnh Điện Biên được nhận Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt (2009 - 2011), nằm trong tốp 30 doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam được tặng Cúp hội nhập kinh tế quốc tế…, đây không chỉ là những phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng số 6, mà là minh chứng thực tế cho sự bứt phá táo bạo nhưng đúng hướng, hiệu quả của Doanh nhân Bùi Đức Giang - người con Thái Bình trên đất Điện Biên.

Đại gia Nguyễn Thị Nga

Xuất thân từ huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, từng vào quân ngũ, bà Nguyễn Thị Nga vẫn quyết tâm “thân gái dặm trường” lên đất Lào Cai lập nghiệp, thành lập Công ty TNHH thương mại Hoàng Lan do mình làm giám đốc.

Doanh nghiệp của nữ doanh nhân gốc Kim Thành này hoạt động trên các lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến, kinh doanh xuất, nhập khẩu khoáng sản; sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu hàng dệt may; kinh doanh xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, hải sản và giống cây trồng, chế biến nông lâm sản xuất khẩu, kinh doanh nhà nghỉ, nhà hàng, du lịch lữ hành nội địa...

Công ty của Nga đang dẫn đầu ở tỉnh Lào Cai về cung ứng và xuất khẩu chuối, với vùng trồng chuối hơn 700 ha, sản lượng thu hoạch khoảng 150- 200 nghìn tấn, thị trường tiêu thụ tại Trung Quốc, tổng thu khoảng 200 tỷ đồng/năm.

Ngoài kinh doanh trồng chuối, doanh nhân Nga cũng dấn thân sang lĩnh vực bất động sản khi đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, đạt cấp 3- 5 sao, theo qui trình liên thông, tại các địa điểm ga Lào Cai, thị trấn Sa Pa và cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

(Theo Khỏe Đẹp)