Thực hiện những mục tiêu của nền kinh tế tuần hoàn, Coca-Cola đưa ra lời giải ý nghĩa cho việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Việt Nam không thể nằm ngoài hướng đi kinh tế tuần hoàn

Kinh tế tuần hoàn với mục tiêu tạo ra một nền “kinh tế sạch” chính là xu thế phát triển bền vững mà các quốc gia trên thế giới đang theo đuổi.

Theo thông tin từ Hội nghị phát triển bền vững lần 5 (2018) diễn ra tại Thái Lan vừa qua, kinh tế tuần hoàn là mô hình tinh tế hướng đến việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu dùng và quá trình phục hồi. Với hướng đi thực hiện những mục tiêu đề ra của nền kinh tế tuần hoàn, mỗi một tập thể/doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược hợp lý để giải quyết bài toán phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.Và đây cũng chính là hướng đi mang tính chiến lược mà các doanh nghiệp Việt cần chú trọng thực hiện.

Là một trong những doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu sản xuất song hành cùng bảo vệ môi trường, Coca-Cola đang triển khai mô hình Nhà máy thông minh và tiếp tục tiên phong tích hợp công nghệ thông tin vào sản xuất, sử dụng năng lượng xanh, tự động hoá quy trình sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế và trách nhiệm với môi trường. Trong năm 2018, Coca-Cola đã công bố thực hiện mục tiêu toàn cầu về một “Thế giới không rác thải” hướng đến việc thu gom và tái chế 100% bao bì mà doanh nghiệp bán ra vào năm 2030.

{keywords}

Bà Lê Từ Cẩm Ly - Giám đốc Đối ngoại và Pháp lý của Coca-Cola Việt Nam nhận bằng khen Top 2 doanh nghiệp phát triển bền vững 2018.

Bên cạnh đó, nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, tại Việt Nam, Coca-Cola hợp tác với UNESSCO, Hội đồng Anh và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng các tổ chức dân sự nhằm chung tay cùng Chính phủ Việt Nam nâng cao nhận thức và tăng cường giáo dục người dân về quản lý rác thải nhựa. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phát động chương trình giáo dục trong khuôn khổ dự án “Nước uống sạch cho trường học Việt Nam năm 2018” được triển khai tại TP Đà Nẵng. Các hoạt động này cho thấy cam kết của Coca-Cola và các đối tác trong việc thu gom, phân loại và tái chế trong nền kinh tế tuần hoàn, hướng tới những thay đổi tích cực trong quản lý rác thải nhựa.

{keywords}

Các hoạt động bảo vệ môi trường được Coca-Cola ưu tiên thực hiện trong suốt những năm qua.

Đồng hành phát triển để tạo ra những cơ hội

Sự phát triển bền vững và cạnh tranh của Việt Nam chịu tác động từ những xu hướng lớn có tính toàn cầu hoặc khu vực. Điều này mang đến cả rủi ro lẫn cơ hội, do vậy điều cần thiết chính là chúng ta phải cùng nhau tìm ra giải pháp và hướng đi phù hợp để sẵn sàng đối đầu và thích nghi với những xu hướng mới. Trên thực tế, số lượng gia tăng đăng ký của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong danh sách 100 doanh nghiệp phát triển bền vững hàng năm cho thấy, họ không còn e dè trước những thay đổi mang tính xu hướng toàn cầu. Sự thay đổi trong tư duy kinh doanh hướng đến bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống cộng đồng đã và đang tạo ra những thay đổi rõ nét. Và khái niệm kinh tế tuần hoàn, những chỉ tiêu phát triển bền vững không còn là điều mới mẻ, nó gần như đã trở thành “trái tim” của mỗi một doanh nghiệp, giúp họ nắm bắt tiềm lực hiện có và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.

Hiểu được cộng đồng doanh nghiệp bền vững là điều kiện để xây dựng một xã hội, đất nước bền vững, trong những năm qua, Coca-Cola cùng với các đối tác Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Asean (USABC), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) luôn không ngừng tổ chức các buổi hội thảo/các khoá huấn luyện nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họsẵn sàng đối đầu với những làn sóng mới.

TS.Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Đồng Chủ tịch VBCSD chia sẻ tại lễ công bố doanh nghiệp bền vững năm 2018, không một doanh nghiệp nào có thể tự mình giải quyết tất cả những bài toán hóc búa trong bối cảnh nhiều thử thách như hiện nay, do vậy cần có sự hợp tác chặt chẽ cùng với nhau giữa các doanh nghiệp. Là một trong những doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam, Coca-Cola nhận thấy rõ trách nhiệm trong việc lan toả tư duy, nhận thức và chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng các doanh nghiệp trong nước. Điển hình, dựa trên giá trị cốt lõi “Thương hiệu toàn cầu, Am hiểu địa phương”, trong những năm qua, doanh nghiệp đã và đang hỗ trợ nâng cao năng lực cho chuỗi giá trị trong nước để gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Minh chứng cho điều này, 80% các nhà cung cấp của Coca-Cola đều là doanh nghiệp Việt Nam, tương ứng chiếm đến 70% giá vốn hàng bán đến từ nguồn cung ứng địa phương.

{keywords}

Đây là năm thứ 4 Coca-Cola nhận Giải thưởng Amcham vì những nỗ lực tích cực mang lại cho nền kinh tế - xã hội Việt Nam.

Với những nỗ lực đáng ghi nhận cùng những đóng góp nổi bật, Coca-Cola Việt Nam được vinh danh ở vị trí thứ 2 doanh nghiệp bền vững xuất sắc lĩnh vực sản xuất khi đạt kết quả cao trên các tiêu chí đánh giá của bộ chỉ số CSI về phát triển bền vững trong cả 03 lĩnh vực Kinh tế, Môi trường và Xã hội. Điều này đồng thời cho thấy cam kết lâu dài và nhất quán của doanh nghiệp trong việc mang lại những giá trị thiết thực và ý nghĩa cho đất nước trong suốt những năm qua. Bên cạnh đó, Coca-Cola cũng vinh dự nhận Giải thưởng Amcham vì những cống hiến tích cực cho cộng đồng.

Vũ Minh