- Lợn tai xanh làm chả ruốc, chuột bao tử có tác dụng bổ thận tráng dương, thạch đen siêu bẩn, Metro bán kem Tràng Tiền nhái... là những thông tin thị trường được dư luận đặc biệt chú ý tuần qua.

Lợn tai xanh làm chả, làm ruốc

Dù cả huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) đã được khoanh là vùng dịch cần được kiểm soát chặt chẽ nhưng tình hình giết mổ, buôn bán thịt lợn vẫn diễn ra bình thường.

Theo một “đồ tể” chuyên giết mổ lợn tại đây, những ngày đầu dịch mới bùng phát, để tránh tình trạng lợn bị thú y giết rồi tiêu hủy với số tiền đền bù ít ỏi, nhiều gia đình đã “bán tống bán tháo” số lợn còn lại để “vớt vát” . To trên nửa tạ thì được lợn thu mua với giá 300.000-500.000 đồng/con. Sau khi thu mua, hầu hết lợn được thương lái đem ra Hà Nội tiêu thụ.

{keywords} 

Theo tiết lộ của “đồ tể” này, thịt lợn ở vùng dịch không chỉ để bán ngay tại thời điểm hiện tại mà còn được chế biến để bán dần. “Chắc chắn sau khi hết dịch, giá thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt lợn sẽ tăng. Chúng tôi cứ thu mua, có bao nhiêu mua bằng hết, một phần để bán thịt, phần lớn sẽ quay giò, chả, hay làm ruốc để bán dần. Nói chung là chả sợ ế”.

Cảnh báo thạch đen siêu bẩn

Hiện thạch đen được bày bán trên địa bàn Hà Nội hầu như không có kiểm chứng về an toàn thực phẩm. Thạch được nấu trong những chiếc téc khoảng chục khối, bề ngoài đã có phần hoen gỉ. Thành phẩm được đổ đầy những chiếc xô chừng 15 lít nước. Xô thạch xếp la liệt dưới đất, khi hết chỗ để, những xô này lại được xếp theo hình so le, xô nọ nối tiếp xô kia, thoạt nhìn khó có thể tin đó là thứ để ăn.

{keywords} 

Lá thạch phơi ở vệ đường hoặc được thu mua sẽ nấu luôn không cần rửa sạch, không ngoại trừ có thể đã bị chó, mèo phóng uế. Hãi hùng hơn là trong quá trình chế biếnt, người làm thạch đã đi ủng dính đất, cát,... bám bẩn rồi lại vô tư xéo lên lá thạch. Sau khi ninh nhừ sẽ được hòa với thứ bột gì đó để đông thành thứ thạch đen nhánh.

Thạch đen vốn được cho là bổ và mát, nhưng người làm ra chúng và người bán chè không bao giờ dám ăn.

Băng vệ sinh sản xuất từ... giấy phế thải

Tại các cơ sở sản xuất, băng vệ sinh sản xuất từ giấy phế thải được đổ bừa bãi trên nền đất bẩn. Công nhân xúc từng xẻng lớn bột giấy vón cục đổ vào máy nghiền. Sau khi bột giấy tơi, lần lượt chúng được đưa vào băng chuyền để dập thành miếng. Không qua công đoạn khử trùng, từng miếng BVS trần đã được định hình đổ chất lên thành đống lớn ngay xuống mặt sàn xưởng nhem nhuốc đợi tay người gấp lại rồi đóng gói.

{keywords} 

Loại băng vệ sinh loại này thường theo chân các hộ bán rong và tấn công vào khu vực lao động có thu nhấp. Giá bán buôn của các loại băng vệ sinh này là 2.300 đồng/gói 10 miếng. Loại “trần”, được đóng gói trong những túi bóng trắng, không có nhãn mác, giá chỉ 22.000 đồng/túi 15 gói 150 miếng. Chúng thường nhái 2 nhãn hàng được cho là dễ "nhận diện" nhất Diana và Kotex, ví như Kelex, Dibansa, Dibanco, Danisa, Dania, Dictum...

Loại băng này thường mỏng dính, vừa dùng đã dúm dó và bốc mùi hôi... Khi dùng xong, bộ phận sinh dục dễ bị mẩn ngứa, nhớp nháp khó chịu.

Metro Thăng Long bán kem Tràng Tiền... nhái

Quầy kem Tràng Tiền được đặt ngay phía cổng ra siêu thị Metro đã tồn tại hơn một năm nay, thu hút đông đảo khách hàng. Tuy nhiên kem tại đây được làm nhái từ hình thức đến giá bán.

{keywords} 

Quầy kem được bài trí khá đơn giản, có 1 nhân viên bán hàng. Trên quầy có biển nhỏ màu xanh ghi dòng chữ “Kem đặc biệt Tràng Tiền, kính mời”. Phía trước quầy là bảng giá các loại kem, được sao chép y hệt kem Tràng Tiền truyền thống, giá bán cũng tương tự (ốc quế 12.000 đồng/chiếc, kem que các vị 7.000 đồng/que). Tất cả các loại kem bán tại đây đều không có vỏ và nhãn mác của công ty kem Tràng Tiền, thậm chí còn không có hộp đựng kem. Trên que kem có dòng chữ “Tràng Tiền mới”. Rất nhiều người tiêu dùng khi mua kem tại đây cũng đều nhầm tưởng là kem Tràng Tiền thật.

DN sản xuất loại kem này có trụ sở tại thôn 3, Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội.

Lãnh đạo Công ty kem Tràng Tiền (trụ sở tại 35 Tràng Tiền) khẳng định công ty này không hề cung cấp sản phẩm cho siêu thị Metro và kem Tràng Tiền đang bán tại đó không phải do công ty sản xuất.

Đông dược tẩm lưu huỳnh

Tại xã Ninh Hiệp Đông (Gia Lâm, TP. Hà Nội) nơi được coi là thủ phủ của đông dược có một thực trạng là đông dược nhập lậu không nguồn gốc rõ ràng, lại được bảo quản bằng hóa chất độc hại.

{keywords} 

Trước đây, dược liệu được trồng và thu mua chủ yếu ở vùng chùa Hương, chùa Thầy, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên... Còn bây giờ, hầu hết chúng được nhập về từ Trung Quốc. Trước khi xuất qua biên giới, những hoạt chất quý trong dược liệu đã bị chiết xuất hết. Không những thế, họ còn trà trộn lẫn những dược liệu giả, đặc biệt với những dược liệu quý hiếm như nhân sâm, đông trùng hạ thảo...

Đáng lưu ý, việc sử dụng lưu huỳnh để sao chế, xông khô, bảo quản đông dược ở Ninh Hiệp đã trở nên rất phổ biến. Để bảo quản thuốc được 4-5 tháng, họ cho một liều lượng nhỏ lưu huỳnh, nhưng để vài năm cần lượng lưu huỳnh lớn mà thuốc không bị nấm mốc.

“Những trường hợp ngâm thuốc đông dược để uống, hoặc tán nhỏ để dùng sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường. Vì khi đó khói lưu huỳnh bám trên thuốc do dùng quá liều lượng sẽ trực tiếp đi vào cơ thể gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, thậm chí gây tử vong”, PGS-TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), cảnh báo.

Nhan nhản thuốc kích dục nữ

Chỉ cần vài trăm nghìn đồng là đã có trong tay “thuốc thần tiên” để đưa “con mồi” mình muốn cùng lên đỉnh.

Tại khu vực cổng chợ Đông Hà (Quảng Trị), người bán hàng rong thường ghé tai nói nhỏ mời khác “mua đồ chơi” hoặc “mua thuốc vui vẻ”. Người bán hàng cho biết “Chị có cả kẹo cao su, thuốc uống, nước hoa để tăng hưng phấn cho con gái”. Những thứ này được chào giá khá rẻ chỉ trên dưới 100.000 đồng mỗi loại, được đóng gói bằng các loại bao bì in nhiều hình “tươi mát”.

{keywords} 

Những loại thuốc này không chỉ được bán rong, bán trong quầy hàng tạp hóa ở các chợ biên giới, mà ngay giữa Thủ đô, chỉ với đoạn đường ngắn, phố Hàng Chiếu luôn tấp nập người qua lại.

Các loại thuốc được mời chào thường là “con ruồi”, viên sủi, thuốc bột taiguofen, thuốc nước của Nhật Bản, Nga, Đức, Mỹ... hay loại để ăn giống như kẹo cao su, sau khi ăn sẽ bị ngấm thuốc trong kẹo, khiến người ăn không làm chủ được bản thân. Ngoài ra, người bán còn quảng cáo: “Nếu cần số lượng lớn khách cứ alo trước rồi đến tận nhà lấy cho tiện”.

Chuột bao tử “tăng cường sinh lực”

Gần đây nhiều “quý ông” Việt lại rỉ tai nhau một loại đặc sản mới đó là chuột bao tử. Thậm chí trên nhiều diễn đàn mạng, các “quý ông” còn tin rằng, món mới này từng được Từ Hy Thái Hậu và cả vua Càn Long bên Trung Quốc xưa “ngự dụng”, nên tác dụng còn hơn cả mấy món “kinh dị” trước đây như bào thai rắn hay bào thai hổ...

{keywords} 

Chứng kiến cảnh chế biến chuột bao tử, ai nấy cũng phải rùng mình khiếp sợ. Những con chuột đang mang thai bị ném thẳng vào chậu nước nóng, cạo lông sạch sẽ sau đó rạch thẳng một đường từ bụng xuống hậu môn, lôi đám chuột bào thai còn đỏ hỏn ra ngoài. Tiếp đến chuột bao tử được ném vào nồi nước sôi sung sục đã được nêm gia vị. Sau chừng một phút vớt ra, những bào thai chuột kinh dị ấy sẽ trở thành món ăn tươi sống “thượng hạng”, phục vụ nhu cầu thưởng thức “của lạ” để tăng cường sinh lực của các “quý ông”.

N.A. (tổng hợp)