Một chủ cây đưa ra mức giá 60 triệu đồng khiến cây mai chiếu thủy của anh trở thành cây cảnh đắt nhất chợ Viềng. Đa phần khách đi chợ ghé thăm chỉ biết… ngắm và chụp hình chung với cây.

Tính chất thương mại trong những năm gần đây đã bị nhiều tư thương mang về khiến phiên chợ tâm linh cầu mua may bán đắt, mưa thuận gió hòa của chợ Viềng đã ít nhiều ảnh hưởng.

Theo phong tục từ lâu, chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Định) họp duy nhất vào đêm Mồng 7 Âm lịch, trùng với thời điểm Phủ Giày khai hội. Nó còn có tên gọi khác là Chợ Âm phủ do chợ họp về đêm, nhất là trong điều kiện chưa có điện thắp sáng như hiện nay, phải thắp đèn dầu tới chợ.

Tại phiên chợ thời trước, việc mua – bán mang tính chất tượng trưng. Người bán hàng đa phần là những nông dân hoặc những tiểu thương nhỏ lẻ, mang đến chợ những thứ tự sản tự tiêu. Còn người mua hàng, đương nhiên cũng là những nông dân trong vùng.

Họ mua bán, trao đổi cho nhau các mặt hàng nông cụ, sinh hoạt hàng ngày như cuốc xẻng, búa liềm, đồ đánh bắt cá như hom giỏ, lưới, thúng mủng dần sàng… Ngoài ra, vùng nào có đặc sản đặc trưng (như cây, con…) cũng được mang đến chợ, với ngầm ý trao cho nhau những cây – con giống mà vùng khác, làng khác không có.

{keywords}
Cây mai chiếu thủy lá lớn, dòng nu da đen được đưa ra mức giá 60 triệu đồng đã trở thành cây có giá cao nhất so với những dòng cây hàng chợ.

Tự những người nông dân đã đa dạng hóa giống cây trồng – vật nuôi ở phiên chợ Âm phủ họp từ nửa đêm đến chập choạng tối, không trông tỏ mặt người. Giá mua – bán đưa ra cũng là tượng trưng – như quà đầu năm mới dành cho nhau.

Tuy nhiên, những năm gần đây, chợ Viềng đã trở thành điểm đến trục lợi của nhiều thương lái trong khắp các vùng miền.

Phiên chợ Viềng năm Bính Thân vừa được diễn ra đêm qua, khách trẩy chợ đã không khỏi bất ngờ về một cây cảnh Mai chiếu thủy được chủ cây đưa ra mức giá tới 60 triệu đồng.

{keywords} {keywords}
Cây chanh trồng tự nhiên có giá gần 1 tấn thóc cũng trở thành… cây trưng bày

Đi tìm hiểu khắp chợ (hầu hết các chủ bán cây đều đưa tới những cây hàng chợ có giá trị thấp giá từ vài trăm ngàn đến con số vài triệu), cây cảnh này đã trở thành cây có giá đắt nhất chợ quê mở ở hai xã Trung Thành và Kim Thái (nơi có chợ Viềng và lễ hội Phủ Giầy).

Cây mai chiếu thủy có nguồn gốc từ miền Nam đưa ra, thuộc giống mai lá lớn, dòng da đen – nu có tuổi đời vài chục năm.

Cây có ba thân mọc từ cùng một bệ, chiều cao thân lớn nhất khoảng 60cm với chu vi thân ở khúc lớn nhất chừng 45 – 50cm. Người sành cây đều có thể nhận biết, đây là một trong những cây cảnh đẹp có mặt tại phiên chợ quê, nhưng giá trị của nó đã được đưa ra lớn hơn nhiều so với giá trị thực.

Thay vì trả giá, khách trẩy chợ đa phần đứng ngắm, hoặc chụp hình cây với mục đích… “tự sướng”.

{keywords}
Cây sanh có giá 20 triệu đồng.

Một chủ hàng từ một làng cây Nam Định cũng mang tới chợ Viềng nhiều cây sanh mini cảnh đã được tạo tác hoàn thiện. Một cây sanh dáng trực cao chừng 30cm, vừa được cắt lá để khoe dăm cây và da đã đổ nước già đanh.

Ông chủ cho biết vừa bán cây sanh nói trên với mức giá 20 triệu đồng, gấp khoảng 4-5 lần giá trị thực của nó ở thời điểm cây cảnh đang rớt giá thê thảm.

{keywords}

Hầu hết, mọi người đều khệ nệ mang, vác về nhà một bầu cây nhỏ gọn trên vai, hay đựng chung trong thúng cùng với các đồ nông cụ vừa sắm. Chủ yếu là các loại cây quen thuộc như sung, lộc vừng, chanh, ớt, hoa mộc, các cây giống ăn quả… Những cây này có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng/cây tùy loại.

{keywords}{keywords}
 Khách đi chợ Viềng thường nhanh đưa ra quyết định mang về một cây cảnh nhỏ gọn cả về kích thước lẫn giá cả, giao động từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn.

Đêm qua, hàng vạn đổ về chợ Viềng và Phủ Giầy. Ước tính, số cây cối đầu năm được tiêu thụ tại chợ cũng lên tới cả triệu cây – một con số rất nhỏ so với lượng cây do các chủ vựa mang đến.

Nhiều khách hàng còn thận trọng cho biết, họ sợ mua phải cây có hoa, quả được chủ cây dán keo tinh xảo để… lòe người mua.

Vì những lý do trên, những cây cảnh có giá vài chục triệu đã trở thành… cây trưng bày cho khách đáo chợ Viềng.

Thái Bình