Cuộc đua dữ liệu

Tại hội nghị thường niên của ngành bảo hiểm Việt Nam mới đây do Prudential chủ trì có hơn 200 chuyên gia định phí bàn về chủ đề đặc biệt chưa từng có: Áp dụng dữ liệu lớn (Big data) và Trí tuệ nhân tạo (AI) vào ngành bảo hiểm nhân thọ.

{keywords}
Hội nghị Định phí Việt Nam thường niên vừa qua được Prudential chủ trì

Định phí là một vị trí đặc thù của ngành bảo hiểm, với công việc chính là lượng hóa các rủi ro để xây dựng các sản phẩm phù hợp, từ bảo hiểm tài sản, nhân thọ cho đến đầu tư. Và hầu hết các chuyên gia này đều tin rằng, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo vừa là thách thức, vừa là cơ hội hấp dẫn nhất từ trước đến nay.

Big data, kết hợp với các kỹ thuật phân tích dữ liệu như trí tuệ nhân tạo (AI), hay Máy học (Machine Learning), đã vẽ nên viễn cảnh tương tác “kỳ ảo” giữa khách hàng và bảo hiểm trong tương lai, khi các sản phẩm bảo hiểm được “cá nhân hóa”.

Một ví dụ, chẳng hạn, dữ liệu từ các vòng đeo tay thể thao sẽ được tổng hợp, đo lường mức độ luyện tập của khách hàng. Khách hàng tập luyện càng hăng say chứng tỏ sức khỏe sẽ tốt hơn là không tập gì, công ty bảo hiểm sẵn sàng giảm phí, thậm chí hoàn phí. Hành vi mua đồ trong siêu thị cũng có thể được đo lường tương tự. Theo đó,khách hàng có chế độ ăn lành mạnh (ăn nhiều rau xanh hơn thịt chẳng hạn) cũng sẽ được ưu ái “chấm điểm” cao hơn.

Hãy thử tưởng tượng, hành vi đi trên đường, như việc có lái xe “ẩu” hay không, cũng sẽ được các chuyên gia định phí đưa vào mô hình tính toán để đánh giá rủi ro của khách hàng, hoàn toàn có thể nhờ vào việc trích xuất dữ liệu từ ô tô.

Viễn cảnh trên đang dần được các công ty bảo hiểm và công nghệ cố gắng biến thành sự thật. Điển hình mới đây là thương vụ Prudential PLC (UK) hợp tác với công ty Babylon Health. Sự hợp tác này hứa hẹn mang những công cụ số đến với khách hàng của Prudential tại 12 thị trường Châu Á, giúp họ chủ động theo dõi tình trạng sức khoẻ và có cách chăm sóc bản thân tốt hơn.

Trên thực tế, dữ liệu về sức khỏe là một trong số tiêu chí đầu vào đặc biệt quan trọng với các công ty bảo hiểm nhân thọ. Càng chi tiết và rõ ràng, quyền lợi đi kèm sẽ phù hợp với mỗi cá nhân, kèm theo đó là mức phí bảo hiểm hấp dẫn hơn.

Không chỉ có bảo hiểm nhân thọ, các loại sản phẩm khác như bảo hiểm tài sản hay sức khỏe, hay các sản phẩm đầu tư cũng sẽ thay đổi trong tương lai. “Big data sẽ mở ra cơ hội mới trong kinh doanh bảo hiểm truyền thống, dẫn đến thế hệ tiếp theo của ngành bảo hiểm”, bà Rachel Wang, chuyên gia chiến lược cấp cao của RGAx nhận định.

Theo bà Rachel Wang, dữ liệu đến từ 4 mục chính, gồm nhân khẩu học (tên tuổi, giới tính, trình độ, nơi ở,…), hành vi (tiêu dùng, đầu tư, cuộc sống,...), kinh tế xã hội (các loại tài sản sở hữu), và cuối cùng là thông tin sức khỏe và sinh trắc học (lịch sử bệnh, sử dụng thuốc và cả dữ liệu di truyền,..).

Đại diện của Prudential cũng cho rằng Big data mang lại cơ hội để lắng nghe và thấu hiểu khách hàng tường tận hơn, từ đó cung cấp các giải pháp bảo vệ tài chính và sức khỏe phù hợp với mức phí phù hợp, trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty.

Y tưởng thì hay nhưng để đi được xa đến thế thì vẫn cần một quãng thời gian tương đối. Thách thức lớn nằm ở chỗ thu thập được dữ liệu, vốn nằm rải rác ở nhiều nơi. Không chỉ vậy, yếu tố chính xác còn phải được đặt ra, thậm chí cần tính đến trường hợp khách hàng cung cấp sai lệch, hoặc người phân tích sửa đổi. Các nhà khoa học dữ liệu cũng sẽ phải đối mặt với khả năng “đọc hiểu”, cách thao tác và kết nối dữ liệu lại với nhau.

Bước ngoặt ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Big data vẫn còn là chủ đề mới mẻ trong ngành bảo hiểm, theo ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng cục Giám sát và quản lý bảo hiểm. Tuy nhiên ông cũng cho rằng “Đây là điểm thay đổi mang tính chất bước ngoặt để thúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển”.

{keywords}
Các chuyên viên định phí và các đại diện doanh nghiệp quan tâm đặc biệt đến vai trò của Bigdat.

Nếu cụm từ “internet of things” đang dần trở thành hiện thực trên thế giới, thì ở Việt Nam, công nghệ cũng đang thay đổi đáng kể hành vi tiêu dùng và xã hội. Các hoạt động dựa trên internet và di động ngày càng tăng lên đáng kể, từ mua sắm trực tuyến, giải trí, thậm chí kể cả các sản phẩm tài chính ngân hàng và tương lai có thể là bảo hiểm.

Nhiều công ty bảo hiểm đang cố gắng đưa công nghệ để thay đổi cách thức tương tác và phục vụ khách hàng. Chẳng hạn như Prudential ra mắt trang thương mại điện tử từ năm 2016, bắt đầu đánh dấu cho hàng loạt các sản phẩm công nghệ sau này. Đến nay, khá nhiều sản phẩm mang dấu ấn công nghệ được Prudential tiên phong giới thiệu. Chẳng hạn như PruBot giúp giao tiếp hiệu quả hơn với khách hàng nhờ tính năng mô phỏng trí tuệ nhân tạo (AI), công cụ Matchbook giúp khách hàng có nhu cầu đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn ưa thích.

“Việc áp dụng sáng kiến đổi mới đã và đang giúp chúng tôi chủ động gia tăng kết nối với khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt trao cho họ sự chủ động nhiều hơn khi tham gia bảo hiểm. Khai thác tiềm năng, hoá giải thách thức mà Big data mang lại cũng không nằm ngoài định hướng đó”, ông Clive Darren Baker, Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam nhận định.

Ngành bảo hiểm ở Việt Nam lẫn trên thế giới hiện đều đang chuyển mình dưới sự phát triển của công nghệ. Theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm kiểu mới sẽ cạnh tranh và hành xử theo những cách rất khác với các công ty đương nhiệm.

Ngọc Minh