- Nhờ chính sách kinh tế năng động, Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi. Sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua vẫn ở một mức độ tương đối cao và ổn định từ 5 tới 6% - trang mạng Tin tức Thời sự (News Aktuell), một công ty con của hãng tin Đức DPA - viết.

Từ cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính 2008/2009, Chính phủ Việt Nam đã đưa vào áp dụng thành công đường lối ổn định kinh tế vĩ mô, qua đó tạo điều kiện cho nền kinh tế nhanh chóng phục hồi từ cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đứng trước những thách thức lớn, đòi hỏi việc tái cơ cấu nền kinh tế một cách cơ bản thành một mô hình tăng trưởng lâu dài mới.

Kinh tế ổn định và triển vọng tốt

Như hầu hết các nước trên thế giới phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính những năm qua, nhưng nhờ chính sách kinh tế năng động, Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi. Sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua vẫn ở một mức độ tương đối cao và ổn định từ 5 tới 6%.

Những số liệu kinh tế mới nhất đã xác nhận xu hướng đi lên này. Tới cuối tháng 9/2014, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,62% so với cùng kỳ năm ngoái - ước tính cho cả năm trung bình là 5,6%. Tỉ lệ lạm phát rất thấp với 2,25% trong 9 tháng đầu năm 2014 và được trông chờ dưới 5% cho cả năm. Đó là một sự phát triển đáng kể, nếu người ta nghĩ tới tỉ lệ lạm phát trong những năm 2010/2011 trên 20%. Kèm theo đó đó là tiền đồng Việt Nam ổn định, tỉ giá đối với USD ổn định từ ba năm qua. Trong những năm qua, mức thâm hụt ngân sách có tăng, nhưng trong năm nay sẽ giảm do thu nhập từ thuế cao hơn và hiện nay vào khoảng 5,3% GDP.

Tỉ lệ thất nghiệp trong quý III/2014 chỉ 2,2%. Sản xuất công nghiệp trong tháng 10/2014 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi thương mại bán lẻ tăng 6,4% sau khi đã trừ lạm phát. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được thực hiện tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái, một phần nhờ đầu tư tiền tỉ của các tập đoàn quốc tế lớn như Samsung, Microsoft và Intel. Thêm vào đó, từ nhiều năm nay, viện trợ ODA gia tăng. Ngoài ra, việc cho các doanh nghiệp vay tín dụng lại tăng lên, qua đó góp phần tăng đầu tư và thúc đẩy nền kinh tế.

{keywords}

. Sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua vẫn ở một mức độ tương đối cao và ổn định từ 5 tới 6%.

Trong 10 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu tăng 13,4% với kim ngạch 123,1 tỷ USD và nhập khẩu tăng 11,2% với 121,26 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Người ta trông chờ cả năm 2014 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu148 tỷ USD (tăng 12,1%) và kim ngạch nhập khẩu 146,5 tỷ USD (tăng 11%). Như vậy, thêm một lần nữa Việt Nam lại xuất siêu. Thông qua việc xuất siêu trong những năm qua, Việt Nam đã có được dự trữ ngoại tệ 35 tỷ USD.

Những sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam tới nay là hàng dệt may, linh kiện điện tử, sản phẩm công nghiệp nhẹ, thủ công cũng như các sản phẩm từ biển, nông, lâm nghiệp (gạo, cà phê, gia vị, hải sản). EU là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ nhì của Việt Nam sau Mỹ với kim ngạch xuất khẩu 22,6 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm 2014, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường chứng khoán và bất động sản phục hồi chậm, nhưng liên tục. Trong 9 tháng đầu năm 2014, hai chỉ số chứng khoán quan trọng nhất (VN-Index và HNX-Index) đã tăng 19,9% và 30,4%, qua đó đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một trong 5 thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới. Khối lượng buôn bán bất động sản trong cùng thời gian cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng cộng, những con số mới nhất đã cho phép có một triển vọng lạc quan cho năm nay cũng như những năm tới. Trong khi cơ quan xếp hạng Moody’s nâng hạng tín dụng của Việt Nam từ B2 lên B1, thì cơ quan Fitch cũng đánh giá triển vọng kinh tế của Việt Nam là tích cực. Lãi suất đối với việc vay mượn của nhà nước dù ngắn hạn hay dài hạn cũng ngày càng giảm xuống, có nghĩa là Việt Nam ngày càng được các nhà đầu tư tin cậy hơn có thể dễ dàng hơn trong việc vay tiền ở thị trường vốn quốc tế. Chỉ số “Purchasing Managers Index“ nhờ chính sách kinh tế năng động, Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi. Sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua vẫn ở một mức độ tương đối cao và ổn định từ 5 tới 6%.

(PMI) đối với Việt Nam, chỉ số quan trọng nhất và đáng tin cậy nhất đối với hoạt động kinh tế bình quân từ năm 2012 trung bình trên 50, điều đó có nghĩa là sự trông đợi gia tăng về sản xuất công nghiệp tương lai. Cả không khí tiêu dùng trong quý 3/2014 cũng tích cực, chỉ số „Nielsen Consumer Confidence Index“ về lòng tin của người tiêu dùng đối với Việt Nam cũng tăng lên trên 100.

Tái cơ cấu và mô hình tăng trưởng mới

Bất chấp những triển vọng tích cực, Việt Nam vẫn luôn đứng trước những thách thức lớn. Một mặt là nợ công cao, tăng mạnh trong những năm qua và đã tới gần 60% GDP. Nợ công cao gắn liền với thâm hụt ngân sách lớn, càng gia tăng do quản lý yếu kém của các tập đoàn kinh tế nhà nước đang gặp khó khăn trong những năm qua. Mặt khác, lĩnh vực tài chính và ngân hàng đang phải gánh chịu nợ xấu ước tính lên tới 22 tỷ USD và chủ yếu là do bong bóng bất động sản trong những năm 2000. Theo các chuyên gia kinh tế, vấn đề nợ xấu không lớn tới mức có thể gây ra khủng hoảng kinh tế, nhưng có thể kìm hãm rõ ràng sự phục hồi kinh tế.

Thêm vào đó, với tư cách là một địa điểm đầu tư, Việt Nam còn có nhiều điểm yếu kém, ví dụ như điều kiện khung chưa chín muồi về pháp lý đối với đầu tư, năng suất lao động thấp, thiếu cơ sở hạ tầng được phát triển cao... Ngoài ra, kinh tế đối ngoại của Việt Nam cho tới nay chỉ giới hạn trong việc sản xuất hàng hóa có giá trị sáng tạo thấp và rất phụ thuộc vào Trung Quốc, một nước láng giềng lớn, khó khăn và khó lường.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhận ra những khó khăn lớn này và đã đưa vào áp dụng những biện pháp về chính sách kinh tế. Bên cạnh những biện pháp ổn định nền kinh tế vĩ mô như tăng cường kỷ luật ngân sách, chính sách tiền tệ và lãi suất linh hoạt, Việt Nam đang đặt cược vào việc kiên quyết tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và cải cách các lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Bên cạnh nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, một số ngân hàng và doanh nghiệp lớn của nhà nước trên lĩnh vực viễn thông, giao thông và vận tải cũng đã được cổ phần hóa một phần. Nhằm giải quyết vấn đề nợ khó đòi, Việt Nam đã thành lập "ngân hàng nợ xấu" (VAMC). Việc xử lý tiến triển khá tốt với việc cho tới nay VAMC đã mua lại được gần 5 tỉ USD nợ khó đòi.

Nhằm tăng cường xuất khẩu và thu hút nhiều hơn nữa đầu tư từ nước ngoài, trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã là thành viên của tất cả các tổ chức kinh tế quốc tế, trong đó có Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Khu vực Tự do Thương mại ASEAN (AFTA), Cộng đồng Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)...

Đặc biệt, Việt Nam đã tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do với nhiều nước và khu vực khác nhau trên thế giới. Hiện tại, Việt Nam đang đàm phán một hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA), dự kiến sẽ được ký kết cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015. Việt Nam cũng đang muốn ký một hiệp định thương mại với Mỹ, mà việc đàm phán cũng sắp hoàn tất.

Nhằm bảo đảm sự phát triển kinh tế lâu dài, về dài hạn, Việt Nam muốn đặt cược vào một mô hình tăng trưởng bền vững mới, trong đó tập trung vào khuyến khích đổi mới, công nghệ cao cũng như nền kinh tế xanh, dựa vào tri thức. Để làm việc này, Chính phủ đã bắt đầu cải cách về cơ bản hệ thống giáo dục và đào tạo cũng như tăng cường đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường. Đó là những mục tiêu cao mà Việt Nam theo đuổi. Nhưng điều đó là cần thiết, nếu nước này muốn làm chủ được những thách thức và đảm bảo được sự phát triển kinh tế lâu dài.

Văn Long (Theo Thời báo.de - lược dịch)