Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong dịp đến thăm Ban Kinh tế T.Ư năm 2014 đã nhận định, dù mới tái lập, Ban Kinh tế TƯ đã thực hiện 33 đề án lớn về kinh tế - xã hội, đều là những sản phẩm “hết sức đáng quý”. Một trong những sản phẩm hết sức đáng quý là Đề án Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.

Lắng nghe những ý kiến và thực tiễn đổi mới

Cuối năm 2015, nhân Ngày Truyền thống Ban Kinh tế Trung ương (30/9/1950 - 30/9/2015), Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đánh giá: Sau khi tái lập, với thời gian không dài nhưng Ban Kinh tế T.Ư đã có rất nhiều báo cáo, đề án tham mưu, đề xuất có tầm nhìn chiến lược dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội, có trọng tâm, trọng điểm, được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá cao. 

{keywords}

Tiêu biểu là quá trình Tổng kết 30 năm đổi mới phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Báo cáo cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; Cơ chế, chính sách về an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo; tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng; thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai; phát triển công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới v.v... 

Nói về sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Kinh tế T.Ư và Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định, trong những thành tích, chiến công của lực lượng CAND có sự phối hợp, giúp đỡ hiệu quả của các cấp, các ngành, trong đó có Ban Kinh tế Trung ương trong xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh; phối hợp trong trao đổi thông tin liên quan đến tình hình, công tác bảo đảm ANTT, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước. 

{keywords}

PGS. TSKH. Nguyễn Văn Đặng, người từng có 13 năm làm Phó Trưởng ban Kinh tế T.Ư đã chỉ ra 5 nhân tố có ý nghĩa quyết định nhất làm nên thành công của Ban Kinh tế T.Ư thời gian qua, trong đó đáng chú ý là “Tập thể lãnh đạo và cán bộ của Ban Kinh tế T.Ư luôn bám sát thực tiễn của đất nước, trân trọng và thực sự cầu thị lắng nghe những ý kiến và thực tiễn đổi mới, chú trọng tổng kết thực tiễn của đất nước, đồng thời coi trọng tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, trân trọng học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm, những cách làm hay của thế giới, phù hợp với bối cảnh, điều kiện của đất nước, có sự đồng thuận cao của nhân dân”.

PGS Nguyễn Văn Đặng cũng cho rằng, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, tham mưu của Ban Kinh tế T.Ư dưới sự chỉ huy của Ủy viên Bộ Chính trị Vương Đình Huệ thời gian qua là những cán bộ không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ để đáp ứng nhiệm vụ được giao; học hỏi từ chính thực tiễn của nhân dân, đất nước, học hỏi những đúc kết thực tiễn - lý luận của Việt Nam và thế giới, coi thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý; thực sự chân thành lắng nghe các đề xuất mới, dân chủ và đoàn kết cùng thảo luận để tìm ra những "chân lý tương đối" phù hợp cho từng thời kỳ phát triển của đất nước. 

Ở góc độ địa phương thực thi chính sách, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Trần Văn Minh cho rằng, Ban Kinh tế Trung ương đã chủ trì tham mưu, phối hợp tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng. 

Kết quả đó đã khẳng định, quyết định tái lập Ban Kinh tế Trung ương là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu thực tế về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với Quảng Ngãi, bộ phận tham mưu về kinh tế - xã hội của Văn phòng Tỉnh ủy cũng đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện tham mưu và phối hợp tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng.

64 đề án gắn với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội

Trong hơn 3 năm qua, ngoài 33 đề án lớn về kinh tế - xã hội như: Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết Trung ương 3 khóa XI; Luận cứ khoa học - thực tiễn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020...

{keywords}

Ban Kinh tế T.Ư cũng đã thực hiện thẩm định 31 đề án trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tiêu biểu như các đề án: Chủ trương giải quyết Tập đoàn Vinashin; Chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế; Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Phương án kết thúc đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Việt Nam - EU; Việt Nam - Liên minh Á - Âu; Hiệp định TPP,...); Đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế Phú Quốc, Kiên Giang; Định hướng phát triển và quản lý kinh doanh casino tại Việt Nam…

Ngoài ra, Ban Kinh tế T.Ư đã chủ động nghiên cứu để cụ thể hóa, làm rõ nội dung các vấn đề lớn trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ XII như: Chính sách công nghiệp quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến 2035; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; chiến lược phát triển các ngành công nghiệp vật liệu; chủ trương, chính sách phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam; chủ trương, chính sách phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả các chủ thể kinh doanh, các loại hình doanh nghiệp; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới đất liền; chính sách dân số với phát triển bền vững; thể chế phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng;...

Bám sát diễn biến tình hình kinh tế - xã hội của thế giới, khu vực và đất nước, Ban cũng đã chủ động nghiên cứu và hoàn thành nhiều nội dung quan trọng báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, như: đề xuất chủ trương, chính sách mới nhằm thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài phục vụ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020; đánh giá thực trạng, hiệu quả, lợi thế của hành lang kinh tế Đông - Tây; đề xuất cơ chế, chính sách bảo đảm thực hiện tự do thương mại giữa Việt Nam với ASEAN trong thời gian tới; tình hình diễn biến giá dầu và tác động đến kinh tế - xã hội nước ta; tình hình nợ công của nước ta hiện nay; về việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ và thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá, tác động đối với nền kinh tế Việt Nam; về khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; về tình hình thị trường chứng khoán Trung Quốc và một số vấn đề rút ra cho Việt Nam…

Đối với hệ thống Ngân hàng và tổ chức tín dụng, Ban Kinh tế T.Ư đã rất dày công nghiên cứu, đánh giá tổng thể, toàn diện tình hình 4 năm thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nhất là về các lĩnh vực trọng tâm (đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, tài chính - ngân hàng) theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết Trung ương 3 khóa XI; giám sát việc thực hiện Kết luận số 121-KL/TW của Bộ Chính trị về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn…

Trưởng Ban Kinh tế T.Ư hiện nay là GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII; ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII, Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Ông Huệ từng trải qua các chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trong lần hiệp thương thứ hai bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV vừa qua, ông Vương Đình Huệ nằm trong danh sách giới thiệu ứng cử thuộc Khối Chính phủ.

Nguyễn Thanh Liêm