Một ngư dân đã bắt được ở ngoài khơi New Zealand một sinh vật kỳ lạ, có hình dạng bên ngoài giống tôm nhưng có thân trong suốt như sứa. Các chuyên gia hải dương học Anh cho rằng đó là một dạng cá bống biển có tên khoa học là Salpa maggiore.

{keywords}

Ông Stewart Fraser và con vật trong suốt.

Ông Stewart Fraser cùng các con trai đi đánh bắt hải sản và phát hiện một con tôm trong suốt bơi gần mặt nước tại vùng biển cách bán đảo Karikari khoảng 70 km về hướng Bắc. Ông Fraser mô tả toàn thân sinh vật lạ này trong suốt, chỉ có một đốm màu cam ở giữa.

{keywords}

{keywords}

Con bống biển được tìm thấy ở ngoài khơi New Zealand.

Giống như ông Fraser, ngư dân lân cận đều rất ngạc nhiên, nói rằng họ chưa từng thấy con vật này.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu sinh vật hải dương Deborah Cracknell tại công viên bể nuôi cá của Anh National Marine Aquarium tại TP Plymount nói bà tin rằng con vật đó là một dạng cá bống biển có tên khoa học là Salpa maggiore.

Giám đốc về bảo tồn và thông tin tại National Marine Aquarium Paul Cox giải thích thêm: “Ít người biết về cá bống biển này. Chúng thường được tìm thấy ở vùng biển lạnh và có nhiều ở Nam Đại dương. Thân hình cá tròn, di chuyển bằng cách co lại và bơm nước vào thân giống như chất dẻo. Chúng sống bằng cách căng thân ra lấy nước qua các bộ lọc, hút vào thực vật phù du ở tầng gần mặt nước".

Theo NLĐO/Daily Mail