Khi sử dụng thuốc tránh thai, con người đã vô tình làm lan rộng việc ngừa thai cho sinh vật sống dưới nước.

{keywords}
Thuốc tránh thai được các nhà khoa học cho là góp phần biến cá đực thành cá cái (Ảnh minh hoạ)

Năm 2014, các nhà nghiên cứu tại Đại học New Brunswick, Canada đã công bố một kết quả nghiên cứu sau nhiều thập kỷ. Theo đó, trong khi nghiên cứu, tìm hiểu việc xử lý nước thải và tác động của nó đối với hệ sinh thái nước ngọt, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ngay cả một lượng rất nhỏ estrogen (một nhóm các hợp chất steroid đóng vai trò là hormone sinh dục nữ) trong môi trường cũng đủ quét sạch nhiều loài.

Năm 2001, tiểu lượng estrogen, một trong những thành phần hoạt tính trong thuốc tránh thai và liệu pháp hormone được thả vào một cơ sở nghiên cứu hồ nước ngọt ở Ontario, các tác động xảy ra gần như tức khắc.

Đầu tiên cá đực bắt đầu sản xuất các protein trứng, sau đó là trứng. Điều này chứng tỏ chỉ một dấu vết mơ hồ của estrogen cũng có thể biến cá đực thành cá cái, dẫn đến thảm hoạ sinh thái. Quần thể côn trùng với có số lượng được kiểm soát bởi các loài cá cũng đột ngột tăng vọt.

Và hiện tượng này không chỉ xảy ra trong một hay hai cơ sở nghiên cứu. Hai con sông Red Deer và Oldman ở Calgary cũng bị ảnh hưởng bởi vấn đề tương tự. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc xả nước thải không được xử lý có chứa kích thích tố từ các loại thuốc điều trị hormone hoặc thông qua cơ thể người chảy xuống hệ thống cống thoát nước, đổ vào các hồ và sông. Nó khiến lượng cá cái tăng vọt lên 85% so với mức trung bình.

Bên cạnh thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm Prozac - loại thuốc trầm cảm đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay cũng được các nhà khoa học chứng minh là có tác động lớn đến môi trường.

Theo một nghiên cứu từ Đại học York, Canada, lượng thuốc Prozac, trong môt trường có khả năng huỷ diệt loài chim. Nhóm nghiên cứu cho 24 con sáo đá ăn giun nhiễm một liều nhỏ Prozac , khoảng 3-5% tương đương một liều cho người dùng, và ghi nhận phản ứng trong sáu tháng tiếp.

Các con sáo đá ăn giun nhiễm Prozac bắt đầu biểu lộ tác dụng phụ của thuốc. Chúng không thiết tha ăn uống, thậm chí bỏ ăn. Chúng cũng lơ luôn bạn khác phái.

Không chịu ăn khiến lũ sáo yếu hơn và ít khả năng chống chọi qua các tháng mùa đông. Mất ham muốn tình dục tác động nghiêm trọng đến sinh sản và duy trì nòi giống.

Chưa biết thuốc chống trầm cảm có ảnh hưởng thế nào trên gia cầm nhưng rõ ràng nó gây suy giảm nặng nề cho lượng chim sáo đá. Trong vài thập kỳ tới, dự đoán sẽ mất khoảng 50 triệu con.

Theo Giao Thông