Trong hai tuần từ ngày 30/11 - 11/12/2015, Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tham gia vào các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP21) ở Paris (Pháp).

{keywords}

Trụ sở IAEA ở thủ đô Vienna (nước Áo). Ảnh: Nguồn IAEA.

Tại Hội nghị COP21 này, Chính phủ các nước thương thảo nhau thiết lập các mục tiêu nhằm ngăn ngừa toàn cầu trong thế kỉ 21 không nóng lên quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp hóa. Theo UNFCCC, để đạt được mục tiêu này, ngăn chặn việc gia tăng khí thải toàn cầu và đặt ra một lộ trình giảm dần, trong khi tách tăng trưởng kinh tế ra khỏi phát thải khí nhà kính, được xem như là một điều cần thiết. Có một sự công nhận trên toàn cầu rằng việc phát triển một cách bền vững trong tương lai phụ thuộc vào việc cung cấp các dịch vụ năng lượng và tiếp cận các nguồn năng lượng sạch trên toàn cầu.

Liên quan với yêu cầu trên, “nhiều quốc gia mong đợi điện hạt nhân đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng của mình trong những thập kỉ tới. Đó là một trong những nguồn năng lượng có khí thải cacbon thấp nhất trong số các nguồn năng lượng”, Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano cho biết trong bản Tuyên ngôn trình Hội đồng Thống đốc vào tuần trước.

{keywords}

Tổng Thư ký và biểu tượng Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Ảnh: AP

Khoa học hạt nhân cũng có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu và giúp đỡ cộng đồng trong việc thích ứng với hậu quả của biến đổi khí hậu. IAEA đã làm việc với các nhà nghiên cứu trên toàn cầu để đưa ra các mô hình giúp dự đoán các điều kiện khí hậu trong tương lai và cung cấp thông tin về quá trình axit hoá đại dương.

IAEA cũng đã hỗ trợ các nước trong việc phát triển cây lương thực mới có khả năng chống hạn hán và các điều kiện khác gây ra bởi biến đổi khí hậu. IAEA cũng hoạt động với các nước và khu vực nhằm sử dụng kỹ thuật hạt nhân để quản lý tài nguyên nước hạn chế.

"Điều quan trọng là những đóng góp mà khoa học và công nghệ hạt nhân có thể thực hiện để chống biến đổi khí hậu được toàn cầu công nhận", ông Amano cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh phát triển bền vững ở New York được tổ chức vào tháng Chín năm nay.

Điều cuối cùng muốn nhấn mạnh thêm, đó là Năng lượng hạt nhân có thể đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quốc gia nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu và giữ mục tiêu 2 độ C trong tầm tay để đạt được lượng khí thải thấp.

Trần Minh (tài liệu IAEA)