Mới đây, Tim Maughan đã thực hiện một phóng sự mới trong dự án của Unknown Fields Division nhằm cho thế giới thấy được mặt tối của sự phát triển công nghệ quá nhanh chóng trên thế giới.

{keywords}

Tim Maughan là một phóng viên của Unknown Fields Division, một tổ chức cá nhân chuyên thực hiện những cuộc thám hiểm đến những nơi tận cùng của Trái đất nhằm thực hiện những phóng sự vô cùng đặc biệt về những chủ đề mà chưa có ai khám phá. Unknown Fields Division đã từng thực hiện những phóng sự vô cùng ấn tượng về Area 51, thành phố hạt nhân Chernobyl, nghĩa địa tàu container trên biển Đông và rất nhiều những phóng sự khác.

Mới đây, Tim Maughan đã thực hiện một phóng sự mới trong dự án của Unknown Fields Division nhằm cho thế giới thấy được mắt tối của sự phát triển công nghệ quá nhanh chóng trên thế giới. Anh đã đến Trung Quốc, một quốc gia đang phát triển về lĩnh vực công nghệ để thực hiện một hành trình kéo dài 3 tuần của mình.

Trong chuyến đi của mình, Maughan đã lần ngược lại nguồn cung cấp của những món đồ điện tử, công nghệ cao được bán ra tại các thành phố lớn tại Trung Quốc. Và những gì anh tìm thấy được người ta gọi là hồ địa ngục, một hồ nước khổng lồ đầy phóng xạ, lưu huỳnh và bùn bốc mùi vô cùng khó chịu tại Mông Cổ.

Sự bùng nổ của công nghệ

Không phải ngẫu nhiên mà xuất hiện một hồ nước kỳ lạ như vậy tại đây, chứ không phải ở một đất nước nào khác. Trung Quốc chính là đất nước có tài nguyên “nguyên tố đất hiếm” (Rare earth element - REE) và “kim loại đất hiếm” (rare earth metal - REM) nhiều nhất trên thế giới, đó là lý do mà đất nước này có sự tăng trưởng kinh tế và công nghiệp công nghệ cao bùng nổ trong vài thập kỷ qua. Vì hai loại tài nguyên này có tầm quan trọng rất lớn trong việc chế tạo vật liệu siêu dẫn, nam châm vĩnh cửu và nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp công nghệ cao.

Từ những chiếc smartphone cho đến những chiếc xe ô tô đều có sự xuất hiện của REE và REM ở bên trong. Mặc dù tên gọi của nó có chữ hiếm, nhưng không phải vì thế mà các tài nguyên này thực sự khan hiếm trên Trái đất. Nhưng điều quan trọng đó là chúng nằm rải rác ở khắp nơi với nồng độ rất thấp, thậm chí bạn có thể tìm thấy một lượng nhỏ chất này ở sân sau nhà mình. Tuy nhiên chỉ có rất ít nơi trên Trái đất có đủ lượng tài nguyên này tập trung ở một địa điểm để có giá trị khai thác. Một trong số đó là thành phố Baotou (Bao Đầu), Mông Cổ.

{keywords}

Bản đồ phân bố của REE trên Trái đất.

Năm 1950, thành phố này có khoảng 100.000 người. Nhưng do nhu cầu phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, nhu cầu sử dụng lao động tại thành phố thành tăng lên để có thể khai thác REE và REM. Dân số hiện nay của nó đã là 2,5 triệu.

Việc khai thác các tài nguyên đặc biệt này cũng không phải là đơn giản, vì chúng không tập trung thành những mỏ quặng lớn. Việc khai thác phải xúc hàng tấn đất đá lên và sau đó lọc để tìm ra được tài nguyên cần thiết. Môi trường vì đó mà bị tàn phá, cộng thêm với các hóa chất và chất thải trong quá trình khai thác và chế xuất khiến cho cả thành phố biến thành một nơi mà người ta gọi là “địa ngục trần gian”.

Quá trình biến thành địa ngục của Bao Đầu

Trong năm 2009, hơn 90% lượng tài nguyên REE trên toàn thế giới được khai thác từ thành phố này. Với đà phát triển này, dự kiến năm 2016 Trung Quốc có thể sản xuất khoảng 130.000 tấn REE.

Tuy nhiên cái giá phải trả trong việc khai thác REE là rất lớn, đặc biệt là đối với môi trường. Với mỗi tấn REE được khai thác, có khoảng 9,5 - 12 tỷ lít khí bụi và có cả các chất thải Axit flohydric (HF), lưu huỳnh điôxit (SO2) và Axit sulfuric (H2SO4) được tạo ra. Ngoài ra còn có cả 1 tấn chất phóng xạ, theo Hiệp hội nguyên tố đất hiếm tại Trung Quốc thống kê.

{keywords}

Tất cả những chất thải này được đổ vào một khu đất hoang khổng lồ rộng 120km bên ngoài thành phố. Chúng ta có thể thấy kích thước rất lớn của hồ địa ngục này nếu nhìn bằng Google Maps.

Hiện tại chưa có bất cứ nghiên cứu nào về tác động của hồ địa ngục này đến môi trường của thành phố nói riêng và của Trái đất nói chung. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng nó đang hủy hoại môi trường sống của chúng ta từng ngày.

Trớ trêu thay, các tài nguyên được khai thác ở đây lại được đem chế tạo những thiết bị công nghệ giúp bảo vệ môi trường như động cơ ô tô chạy điện hay tua-bin gió. Mặc dù vậy rất khó để lên án các ngành công nghiệp công nghệ cao, vì chúng ta cần sử dụng chúng trong đời sống hàng ngày và những thiết bị này đã trở thành một phần không thể thiếu trong sự phát triển của con người.

{keywords} 

Nhu cầu về công nghệ cao sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, và điều chúng ta cần làm là có biện pháp xử lý các chất thải độc hại trước khi ra khỏi nhà máy nhằm bảo vệ môi trường. Còn đối với tình trạng của hồ địa ngục hiện nay, sẽ rất khó để có thể đưa ra được phương pháp xử lý các chất thải độc hại có cả phóng xạ này.

Theo Trí thức trẻ/Businessinsider