- Thời điểm khởi công nhà máy điện hạt nhân vẫn đang trong quá trình xem xét và chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

{keywords}
Ông Phan Minh Tuấn, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận. Ảnh: Lê Văn

Đó là thông tin được ông Phan Minh Tuấn, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận đưa ra tại hội thảo về nội dung và kế hoạch tuyên truyền phát triển điện hạt nhân tại Lạng Sơn, hôm 13/3 vừa qua.

Theo ông Tuấn, với dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, trong tháng 2 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa trình các Báo cáo phân tích an toàn địa điểm, Báo cáo phân tích an toàn thuộc Dự án đầu tư lên Bộ KH&CN và Báo cáo Đánh giá tác động môi trường lên Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hiện tại, phía EVN cũng đang tiến hành đàm phán với Atomstroyexport (ASE) tại Việt Nam (thuộc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom, Nga) về hợp đồng thiết kế kỹ thuật.

Ông Tuấn cho biết, sau khi đạt được phê duyệt về địa điểm cũng như dự án đầu tư mới bước qua giai đoạn thiết kế kỹ thuật và thương thảo với nhà thầu để xin cấp phép xây dựng. Việc chuẩn bị mặt bằng để triển khai nhà máy điện hạt nhân chỉ được thực hiện sau khi giấy phép xây dựng được cấp.

Chúng tôi hi vọng trong năm nay sẽ hoàn tất các thủ tục của các bộ ngành và sẽ trình cho Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước trong năm 2015 và hy vọng sẽ có kết quả của Hội đồng này và trình lên Chính phủ để đến năm 2016 Chính phủ sẽ phê duyệt”, ông Tuấn cho hay.

Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thừa nhận, các công đoạn này có thể kéo dài. “Thiết kế kỹ thuật cũng phải mất 2 năm hoặc hơn. Thậm chí công tác thẩm tra thẩm định để đạt tới phê duyệt cũng phải mất 1,5 năm thậm chí là 2-3 năm. Tức là thời gian thẩm định, phê duyệt có thể còn dài hơn là thời gian thực hiện của các dịch vụ”, ông Tuấn nói.

Không tiết lộ thời điểm cụ thể dự kiến sẽ khởi công nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam, song ông Phan Minh Tuấn khẳng định, “có lẽ phải rời lại một vài năm để dự án hội đủ và chín muồi tất cả các điều kiện về pháp quy cũng như công nghệ và kỹ thuật”.

Điện hạt nhân là dự án quy mô, không phải đơn giản để chúng ta có thể quyết định trong ngày một ngày hai. Ta sẽ theo đuổi chương trình này dài hơi để đạt được sự đồng thuận cũng như trấn an được dư luận và mối lo ngại chung”, ông Tuấn khẳng định.

Dự án xây dựng điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 được Quốc hội phê duyệt vào 11/2009. Theo đó, hai dự án điện hạt nhân sẽ được khởi công vào cuối 2014 và hoàn thành vào năm 2020 với tổng công suất trên 4.000 MW.

{keywords}

Tuy nhiên, vào giữa tháng 1/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, thời điểm khởi công điện hạt nhân Ninh Thuận có thể phải lùi lại tới năm 2020. Tới nay, thời điểm 12/2014 đã qua, việc khởi công nhà máy điện hạt nhân theo đúng kế hoạch là không thể.

Nhiều trở ngại

Lý giải nguyên nhân phải lùi thời điểm khởi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, ông Phan Minh Tuấn cho rằng, mốc thời gian 2014 được đưa ra trong giai đoạn chúng ta mới bắt đầu chương trình điện hạt nhân, khi mà chúng ta chưa có đầy đủ hệ thống quy định về mặt luật pháp, trình tự, các bước thủ tục chuẩn bị mà chúng ta sẽ phải hoàn tất để đạt được các mốc của dự án.

Vì vậy, trong lúc bắt tay vào triển khai đã xuất hiện nhiều tình huống khiến công việc chuẩn bị cho dự án kéo dài.

Chúng ta mất 1 năm mới xác định được đối tác chiến lược của dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Thêm 1 năm mới ký được hiệp định cung cấp tín dụng nhà nước với Liên bang Nga. Trên cơ sở đó mới triển khai, chuẩn bị đầu tư, thuê tư vấn, viết báo cáo, hồ sơ, xin cấp phép địa điểm cũng như dự án đầu tư… Công việc này cũng kéo dài do chúng ta chưa có kinh nghiệm”, ông Tuấn nói.

Bên cạnh đó, trong thời gian lập hồ sơ thông tin dự án thì cũng là lúc sự cố nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima xảy ra. “Sau sự cố, các yêu cầu mới về an toàn cũng tạo nên những bước thận trọng nhất định trong việc nghiên cứu, khảo sát tư vấn, thẩm tra thẩm định”.

Lê Văn (ghi)