- Quả là may mắn lớn, nguồn chiếu xạ Iridium ở quận Tân Bình, Tp. HCM đã được tìm thấy sau gần một tuần gây xôn xao, lo lắng và cả hoảng hốt trong xã hội.

Và biết đâu sự cố “suýt mất bò” đó đã khiến cho các vị chủ nhân, các cấp có trách nhiệm nhanh chân, nhanh tay hơn trong việc “lo làm chuồng”. Từ các các cơ quan sử dụng đến cơ quan quản lý an toàn phóng xạ và hạt nhân ở các cấp.

Mối nguy mất … nguồn phóng xạ

{keywords}
Thiết bị NDT đươc thu hồi sau 6 ngày thất lạc.

Đúng vậy, mất một nguồn phóng xạ cỡ lớn đã là mối nguy to cho nhiều người. Trong lúc, số lượng các nguồn phóng xạ sử dụng trong các máy chiếu xạ công nghiệp, đặc biệt loại di động ở các hiện trường xa và cả hẻo lánh toàn quốc có thể đếm đến con số ngàn. Ngoài nguồn Ir-192, có cả các loại nguồn khác, chẳng hạn một số nguồn liệt kê trong bảng sau đây.

Bảng: Đặctrưng một số nguồn đồng vị phóng xạ sử dụng chụp ảnh trong công nghiệp

 

Đồng vị phóng xạ

Co – 60

Ir – 192

Cs – 137

Th – 170

Yb – 169

Chu kỳ bán rã

5.3 năm

74 ngày

30 năm

127 ngày

30 ngày

Dạng hoá học

Kim loại

Kim loại

Cs – Ce

Kim loại hoặc Tm2O3

YbO3

Mật độ (g/cm3)

8.9

22.4

3.5

4

 

Năng lượng bức xạ gamma phát ra (MeV)

…………………….……

Hoạt độ của nguồn chụp ảnh bức xạ trong thực tế (Ci)

1.17

1.33

 

 

100

0.31

0.47

0.64

 

50

0.66

 

 

 

75

0.052

0.87

 

 

50

0.17 – 0.2

 

 

 

2.5 – 3.5

Từ bảng số trên, rõ ràng những bức xạ gamma phát ra từ các nguồn đồng vị Co-60 hay Cs-137, về mặt năng lượng tia và thời gian bán rã, còn lớn hơn nhiều so với nguồn Ir-192.

Nhưng, nói chung, tất cả các nguồn phóng xạ nói trên đều nguy hiểm, nếu rơi vào tay người không hiểu biết rút nguồn ra khỏi buồng chì hay uranium …bảo vệ. Trong trường hợp này, sự chiếu xạ vào cơ thể dễ dàng xảy ra.

Nếu chiếu cục bộ, tùy theo liều chiếu, ở vùng bị chiếu sẽ xuất hiện ban đỏ, phù nề, bỏng rộp khô và ướt, tróc vảy, đau đớn, hoại tử hoặc rụng lông. Những tổn thương da cục bộ tiến triển chậm theo thời gian (tuần, tháng) và có thể trở nên rất đau đớn và khó điều trị bằng cách thông thường.

Nếu bị chiếu xạ toàn thân càng nguy hiểm hơn. Ở giai đoạn tiền khởi sẽ xảy ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi và có thể sốt kèm tiêu chảy, tiếp theo là giai đoạn ủ bệnh thể hiện ở các triệu chứng viêm nhiễm, chảy máu, bệnh dạ dày và ruột. Các biểu hiện trong thời gian này là do thiếu máu hoặc mất các tế bào thuộc dạ dày, ruột… Trong trường hợp liều chiếu quá mạnh hoặc thời gian chiếu quá lâu sẽ dẫn đến tử vong khó cứu vãn.

Đề tài giám sát nguồn phóng xạ từ xa

Từ kinh nghiệm của các nước tiên tiến, phương pháp nhận biết nguồn phóng xạ từ xa đối với hoạt động chụp ảnh phóng xạ NDT đã được tính đến ở nước ta trong vài năm gần đây.

Năm 2012, tại Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh hạt nhân tại Seoul (Hàn Quốc), các nước Hàn Quốc, Việt Nam và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã xem xét và thống nhất triển khai một dự án có tên “Dự án thí điểm thiết lập Hệ thống định vị nguồn phóng xạ (viết tắt là RADLOT)” tại Việt Nam bằng cách ứng dụng công nghệ, hệ thống của Hàn Quốc. Đến đầu 2014 một văn bản đã được ký kết tại Vienne (Áo) quyết định triển khai thí điểm ở Việt Nam vào năm 2015.

Hệ thống RADLOT (Radiation Source Location Tracking System) là một hệ thống cho phép giám sát theo thời gian thực những máy chụp ảnh phóng xạ NDT sử dụng nguồn phóng xạ. Hệ thống bao gồm: Máy thu phát sóng di động gắn trên các máy chiếu xạ nối với Hệ thống quản lý trung tâm ở xa. Hệ thống RADLOT có thể xác định vị trí và hành trình di chuyển các nguồn phóng xạ theo thời gian thực dựa trên các thông tin được định vị thu nhận từ tín hiệu vệ tinh (GPS) và mạng lưới viễn thông di động.

Thông qua việc kiểm soát này, các cơ quan quản lý và các đơn vị sử dụng có thể phản ứng tức thì tới các hành động tiếp cận trái phép, trộm hoặc mất cắp, giúp tăng cường an toàn và an ninh đối với nguồn phóng xạ. Như vậy, nếu được triển khai, hệ thống RADLOT nói trên sẽ tăng cường được cơ chế kiểm soát an ninh, an toàn đối với công tác quản lý các nguồn phóng xạ dùng trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp tại Việt Nam.

{keywords}
Thảo luận Đề tài “Nghiên cứu và phát triển hệ thống quản lý và giám sát từ xa các nguồn phóng xạ theo thời gian thực” ở Bộ KH&CN (Ảnh: MOST).

Và mới chỉ vài hôm trước, ngày 09/10/2014, Vụ Công nghệ cao thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ ký hợp đồng triển khai thực hiện Đề tài “Nghiên cứu và phát triển hệ thống quản lý và giám sát từ xa các nguồn phóng xạ theo thời gian thực”.

Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp quốc gia này được giao trực tiếp cho Viện điện tử - Viễn thông thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội phối hợp với Trung tâm chiếu xạ Hà Nội thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam thực hiện. Đề tài này được triển khai trên cơ sở đề xuất của Cục An toàn và Bức xạ Hạt nhân nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế trong công tác quản lý, giám sát các nguồn phóng xạ trên toàn quốc của Cục.

Mục tiêu của đề tài chính là triển khai thực hiện dự án RADLOT trước đây, “Dự án thí điểm thiết lập Hệ thống định vị nguồn phóng xạ”. Đề tài có nhiệm vụ cụ thể: thiết kế và chế tạo thiết bị phục vụ định vị, giám sát theo thời gian thực vị trí và trạng thái các thiết bị di động có nguồn phóng xạ nhằm bảo đảm an toàn và an ninh nguồn phóng xạ.

Theo thông tin của MOST (Bộ KH&CN), ông Chủ nhiệm đề tài cho biết: Nhiệm vụ của đề tài đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Vì các thiết bị chứa nguồn phóng xạ thường hoạt động trong các điều kiện và môi trường khó khăn, đặc biệt khi không có tín hiệu định vị vệ tinh, hay yêu cầu định vị dưới độ sâu, trong các công trình ngầm v.v… Ông nhấn mạnh thêm: Ngoài ra, các thiết bị di động chứa nguồn phóng xạ, như thiết bị kiểm tra không phá hủy (NDT), khi hoạt động sẽ phát ra cường độ bức xạ cao, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị điện, điện tử xung quanh nó.

Cũng theo vị Chủ nhiệm, nhóm thực hiện đề tài đã có những nghiên cứu bước đầu và chuẩn bị các phương án thiết kế, chế tạo,và phát triển hệ thống truyền thông đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Về mặt kỹ thuật, để thiết kế chế tạo và triển khai hệ thống quản lý và giám sát các thiết bị di động có nguồn phóng xạ theo thời gian thực một cách hiệu quả, cần có sự phối hợp của nhiều ngành công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Trong phạm vi của đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ ứng dụng những tiến bộ về điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử hạt nhân, cơ khí, công nghệ vật liệu để tạo ra một hệ thống tích hợp quản lý và giám sát các nguồn phóng xạ di động hoàn chỉnh và sẽ chuyển giao hệ thống này cho Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân (thuộc Bộ KH&CN) để có thể ứng dụng được ngay vào thực tế.

Rõ ràng, kết quả của đề tài sẽ giúp các cơ quan chức năng quản lý và giám sát các nguồn phóng xạ tốt hơn, có thể phát hiện, phòng ngừa, và ngăn chặn kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ trong quá trình sử dụng, vẫn chuyển và lưu giữ nguồn phóng xạ, góp phần bảo đảm an toàn và an ninh nguồn phóng xạ.

Như vậy, dù sự cố “mất bò” mới xảy ra còn rất nóng hổi, vào giữa tháng Chín 2014, nhưng việc lo “làm chuồng” rõ ràng cũng đã được tính trước từ năm 2012 với dựa án RADLOT. Tuy vậy, sự ra đời của Đề tài “Nghiên cứu và phát triển hệ thống quản lý và giám sát từ xa các nguồn phóng xạ theo thời gian thực” chỉ mới vài ngày trước đây, chắc cũng nhờ có sự thúc đẩy phần nào của sự cố mất nguồn hồi tháng Chín.

Vấn đề còn lại bây giờ là Đề tài phải được khởi động trong thực tế vào một ngày sớm nhất và sẽ hoàn thành trong thời gian nhanh nhất. Để, không chỉ một, hai mà nhiều…nhiều bộ máy phát hiện phóng xạ từ xa có chất lượng cao sớm được bố trí rải rác trên nhiều miền đất nước. Để không tái diễn những vụ “mất bò” khác nữa như vụ Tân Bình, Tp HCM đầy tai tiếng mới đây.

Minh Trần